tịnh pháp

Phật Quang Đại Từ Điển

(淨法) I. Tịnh Pháp. Pháp thanh tịnh. Nghĩa là pháp như thực và xa lìa tội chướng. Tức là pháp cấm ngăn, hạn chế và qui định các việc liên quan đếntỉkhưu như đi đứng, ăn mặc,…… Cứ theo sự qui định ấy mà tu hành đúng như pháp thì không sợ phạm tội. Tuân hành pháp này gọi là Tác tịnh, hay Tịnh. Luật Tứ phần quyển 43 nêu 5 cách ăn trái cây đúng với Tịnh pháp: 1. Đốt, chưng bằng lửa gọi là Hỏa tịnh. 2. Dùng dao cắt hoặc gọt gọi là Đao tịnh.3. Trái cây có chỗ hư thối gọi là Sang tịnh.4. Trái cây bị chim mổ ăn gọi là Điểu trác phá tịnh. 5. Loại trái cây không thể dùng làm hạt giống thì gọi là Bất trúng chủng tịnh. Còn nói có 5 thứ Tịnh, đó là vỏ bị trút, vỏ bị gọt, vỏ bị thối, vỏ bị vỡ và vỏ bị khô héo. Luật Ngũ phần quyển 26 nêu 5 thứ tịnh về ăn quả cây, 5 thứ tịnh về ăn củ, rễ cây và 3 thứ tịnh về ăn thân cây. Về tịnh pháp ăn trái cây, các luật nói đều có hơi khác nhau. Tịnh pháp về áo, theo luật Thập tụng quyển 15, nếutỉkhưu được áo màu xanh, màu đen, màu đỏ,……thì thực hành 2 thứ tịnh; nếu được áo màu vàng, màu đỏ, màu trắng thì thực hành 3 thứ tịnh. Theo luật Ma ha tăng kì quyển 22 thì áo Ca hi na có 4tịnh pháp là Tiệt tịnh (rạch, xé), Nhiễm tịnh (nhuộm), Điểm tịnh (chấm) và Đao tịnh(cắt). Ngoài ra, cũng luật dẫn trên quyển 18 thì căn cứ vào các loại áo khác nhau mà nêu ra các tịnh pháp bất đồng. Còn đối với chỗ ở và giới hạnh của tỉkhưu thì luật Ma ha tăng kì quyển 32 nêu ra 5 thứ Tịnh pháp: TứcChế hạn tịnh, Phương pháp tịnh, Giới hạnh tịnh, Trưởng lão tịnh và Phong tục tịnh. Luật Thập tụng quyển 56 thì liệt kê các tịnh pháp như: Tăng phường tịnh pháp(nơi ở của chúng tăng), Lâm tịnh pháp (rừng), Phòng xá tịnh pháp, Thời tịnh pháp, Phương tịnh pháp (thời gian và phương sở), Quốc độ tịnh pháp (đất nước) và Y tịnh pháp (áo). [X. Hữu bộtìnại da Q.36;luật Ngũ phần Q.9]. II. Tịnh Pháp. Pháp thanh tịnh. Tức chỉ cho Chính pháp do đức Phật giảng nói. Vì Chính pháp của Phật có công năng giúp chúng sinh đạt được giải thoát, ra khỏi 3 cõi, thân tâm được thanh tịnh, cho nên gọi là Tịnh pháp. (xt. Chính Pháp).