tịnh nghiệp

Phật Quang Đại Từ Điển

(淨業) Cũng gọi Thanh tịnh nghiệp. Chỉ cho các hành nghiệp trong sạch. Tức là 3 thứ phúc nghiệp: Thế phúc, Giới phúc và Hành phúc. Cứ theo kinh Quán vôlượngthọ thì 3 phúc nghiệp ấy là: 1. Hiếu dưỡng cha mẹ, kính thờ sư trưởng, có lòng thương xót, không giết hại chúng sinh, tu 10 nghiệp thiện. 2. Thụ trì 3 qui y, đầy đủ các giới, không phạm uy nghi. 3. Phát tâmbồ đề, tin sâu nhân quả, đọc tụng kinh điển Đại thừa, khuyến khích mọi người tu hành tinh tiến. Ba thứ phúc này là chính nhân vãng sinh của chúng sinh, cũng là nhân tu vô lậu để làm thanh tịnh cõi nước Phật của Bồ tát, cho nên gọi là Tịnh nghiệp. Lại câu Đế quán bỉ quốc tịnh nghiệp thành giả(Hãy quán xét kỹ sự thành tựu tịnh nghiệp ở nước kia)trong văn kinh Quán vô lượng thọ, các nhà đều giải thích khác nhau: 1. Cứ theo Quán vô lượng thọ kinh nghĩa sớ quyển thượng của ngài Tuệviễn đời Tùy thì Bỉ quốc là chỉ cho y báo của cõi kia, Tịnh nghiệp thành giả thì chỉ cho chính báo gồm Phật, Bồ tát và những người vãng sinh ở cõi kia. 2. Cứ theo Quán vôlượngthọ Phật kinh nghĩa sớ quyển trung của ngài Nguyên chiếu đời Nguyên thì y báo và chính báo của cõi kia đều do Tịnh nghiệp tạo thành. 3. Quán kinh tự phần nghĩa của ngài Thiên đạocho rằng căn cơ chúng sanh có 2 loại là Định và Tán, Như lai mới phương tiện mở bày 3 phúc để thích ứng với căn cơ tán động, còn câu Dục sinh bỉ quốc (muốn sinh về cõi nước kia)là nhằm nêu rõ ý nghĩa sở qui(nơi chỗ quay về), câu Đương tu tam phúc (nên tu 3 phúc) thì đặc biệt nêu rõ ý nghĩa Hành môn (môn tu hành). [X. kinh Quán Di lặcbồ tát thướng sinh Đâu suất thiên; Quán vô tượng thọ kinh nghĩa sớ (Cát tạng)].