tịnh lưu li thế giới

Phật Quang Đại Từ Điển

(淨琉璃世界) Cũng gọi Dượcsưtịnh độ. Tịnh độ của đức Dượcsư Nhưlai. Vì đất của thế giới này là lưu li, hoặc vì thế giới này và bản thân vị Giáo chủ đều thanh tịnh như lưu li, nên gọi là thế giới Tịnh lưu li. Kinh Dượcsư Lưuliquang Nhưlai bản nguyện công đức (Đại 14, 405 thượng) nói: Cách cõi này về phíađông hơn 10 lần số cát sông Hằng cõi Phật, có một thế giới tên là Tịnh lưu li,đức Phật hiệu là Dược sư lưu liquang Như lai, Ứng chính đẳng giác, Minh hạnh viên mãn. Đại nguyện thứ 2 trong 12 đại nguyện của kinh này (Đại 14, 405 thượng) nói: Nguyện khi tôi chứng đượcbồ đề ở đời vị lai thì thân nhưlưuli, trong ngoài sáng suốt, sạch không vết nhơ, ánh sáng rộng lớn, công đức vòi vọi. Theo kinh Dược sư Như lai bản nguyện do ngài Đạt ma cấp đa dịch vào đời Tùy, cõi nước của đức Phật ấy không có người nữ,không có các dục xấu xa và tất cả âm thanh đau khổ của ác đạo, đất đai toàn bằng lưu li, thành quách, rường cột, đẩu củng, mành lưới bao quanh,…… đều được cấu thành bằng 7 thứ báu, hệt như cõi nước Cực lạc, trong đó có 2 vị Bồ tát là Nhật quang và Nguyệt quang là bậc Thượng thủ. Tín ngưỡng Dược sư Như lai thịnh hành ở Trung quốc từ đời Lưu Tống về sau, biến tướngTịnh độ Dược sư cũng theo đà ấy mà được tạo lập. Trong các bản kinh chép tay xưa đào được ở động Thiên Phật tại Đôn hoàng thì thấy biến tướng Tịnh độ Dược sư, chính giữa là Phật, 2 bên là 2 vị Bồ tát, phía trước có 7 chúng thánh tấu nhạc, nhảy múa, chính giữa mặt chính dựng 4 cây cột tròn làm cửa, 2 bên phía sau bức tranh biến tướng đều có vẽ một cung điện, đây có lẽ là tác phẩm thời Lục triều. Bức biến tướng thứ 36(số hiệu của The Thousand Buddhas) trong các bức biến tướng do học giả người Anh là ông Stein Mark Aurel tìm được là bản lụa nhiều màu, có lẽ đã được vẽ vào khoảng các đời Đường, Tống. [X. kinh Dượcsư lưu li quang thất Phật bản nguyện công đức Q. thượng; Kinh Quán Đính Q.12].