tính hoành tu tung

Phật Quang Đại Từ Điển

(性橫修縱) Hoành (ngang)nghĩa là sai biệt, Tung (dọc)nghĩa là thứ lớp. Tính hoành tu tung có nghĩa là Tính đức có sai biệt, Tu đức có thứ lớp hiển bày. Tông Thiên thai lập thuyết Tam Như lai, tam Phật tính,tam pháp, tam đức và Tứ giáo: Tạng, Thông, Biệt, Viên. Đối với Viên giáo thì chẳng tung chẳng hoành, đối với Biệt giáo thì Tung hoành sai biệt. Đối với 2 môn Tính tu và Nhân quả thì có thuyết Tính hoành tu tung. Ở đây lấy 3 đức Pháp thân, Bát nhã, Giải thoát làm thí dụ để thuyết minh nghĩa Tính hoành tu tung. Tức 3 đức Pháp thân, Giải thoát, Bát nhã đều là Tính đức, ba pháp độc lập, không dung lẫn nhau, như 3 ông vua ở 3 nước, gọi là Tính hoành (sai biệt); còn khi tu thành thì lại khởi các công phu duyên nhân, liễu nhân để giúp đỡ lẫn nhau, trước Pháp thân, kế Bát nhã, sau Giải thoát theo thứ lớp hiển bày, gọi là Tu tung (thứ lớp). Pháp hoa văn cú quyển 9 (Đại 34, 128 trung) nói: Nếu là Tính đức tam Như Lai thì là hoành, nếu là Tu đức tam Như Lai thì là tung. [X. Pháp hoa văn cú kí Q.9; Kim quang minh kinh văn cú kí Q.1].