tịnh giác

Phật Quang Đại Từ Điển

(淨覺) I. Tịnh Giác. Tên khác của Phật. Tâm thể không nhiễm ô gọi là Tịnh; đối cảnh không mê đắm gọi là Giác. Phật, tiếng Phạm (Buddha), Hán dịch là Giác(tĩnh biết); thể của Phật tự nhiên thanh tịnh, cho nên thông thường dùng Tịnhgiác làm tên khác của Phật.II. Tịnh Giác (683-750) Thiền sư Trung quốc sống vào đời Đường, họ Vi, là em người thứ phi của vua Đường trung tông. Tuy được vua dự định phong cho tước Hầu, nhưng sư lại trốn đi khất thực, vào núi Thái hàng, xuất gia thụ giới Cụ túc. Sư trụ trong một lan nhã cũ của một vị Thiền sư, hổ dữ đến liếm chân, rắn độc phủ ấm thân, hoặc thần núi dâng cúng trái cây, thiên nữ rải hoa, nhưng không hề vui hay sợ hãi. Sư từng thờ ngài Thần tú thuộc thiền Bắc Tông làm thầy, sau khi ngài Thần tú thị tịch, nghe ở Đông kinh có ngài Huyền trách, sư liền đến xin ngài chỉ dạy, sư giữ giới luật trang nghiêm, kinh luận hiểu thấu đáo.Sau đó, sư trụ ở hang Linh tuyền, núi Thái hàng soạn bộ Lăng già sư tư kí, rồi sư lại trụ chùa Đại an quốc tại Trường an.Sau, sư thị tịch ở chùa Đại an quốctại Trường an năm 750. Đệ tử có 70 vị. Sư có trứ tác: Chúbátnhã tâm kinh. [X. Lăng già sư tư kí tự; Thiền thông sử nghiên cứu (Vũtỉnh Bá họ)]. III. Tịnh Giác (992-1064) Cao tăng Trung quốc, thuộc tông Thiên thai, sống vào đời Bắc Tống, người Điệp xuyên (nay là huyện Ngô hưng tỉnh Chiết giang), họ Khương, tên Nhân nhạc, tự Tịch tĩnh, hiệu tiềm phu, hiệu ban là Tịnh Giác. Sư từng hầu ngài Tứ minh Tri lễ trong 10 năm, tìm hiểu hết nghĩa sâu kín của ngài, đến lúc cuộc tranh luận giữa 2 phái Sơn gia và Sơn ngoại dần dần trở nên kịch liệt, sư mới giúp ngài Tri lễ phản đối phái Sơn ngoại, sư đã cố gắng rất nhiều. Sau vì bệnh nên sư an tọa trong tĩnh thất, bừng tỉnh như vừa thức giấc, mới biết sở học củamìnhtừ trước đến nay là sai lầm, liền xin thụ giáo ngài Tuân thức và biện luận với ngài Tri lễ, tự thành lập một phái riêng, người đời tôn sư là sao Bắc đẩu của phái Tạp truyền, hoặc phái Hậu sơn ngoại. Sư trụ trì chùa Chiêu khánh và chùa Thạch bích, Linh chi, Tuệ an, Thanh tu, rồi làm chủ Tịnh xã ở Vĩnh gia trong 10 năm, giáo hóa rất rộng, sau sư trở về quê trụ chùa Tường phù. Về già, sư chuyên tu tịnh nghiệp, đốt 3 ngón tay cúng dường Phật, giữ gìn giới luật tinh nghiêm. Niên hiệu Trị bình năm đầu(1064), sư an tọa thị tịch, thọ 73 tuổi. Sư để lại các tác phẩm: Đại luận tiết văn 12 quyển; Lăng nghiêm tập giải 10 quyển; Lăng nghiêm văn cú huân văn kí 5 quyển; Lăng nghiêm văn cú phát chẩn sao 2 quyển; A di đà kinh sớ; A di đà kinh sớ chỉ qui; Kim cương Bát nhã kinh sớ; Thập gián thư; Tạp lục danh nghĩa 55.[X. Phật tổ thống kỉ Q.21; Thích môn chính thống Q.5].