tịnh độ vãng sinh truyện

Phật Quang Đại Từ Điển

(淨土往生傳) I. Tịnh Độ Vãng SinhTruyện. Cũng gọi Vãng sinh Tịnh độ truyện, Giớichâu truyện. Truyện kí, 3 quyển, do ngài Giới châu (985-1077) soạn vào đời Tống, được thu vào Đại chính tạng tập 51. Nội dung sách này do lựa chọn, biên chép sự tích những người vãng sinh Tịnh độ trong các truyện Cao tăng của các đời Lương, Đường và Tống mà thành, thu tập tất cả 75 vị từ ngài Tănghiển đời Tây Tấn đến ngài Ngộân đời Bắc Tống. Cứ theo lời tựa của chính tác giả ở đầu quyển thì tác giả đã y cứ vào các bộ truyện kí do 12 nhà như ngài Tuệkiểu đời Lương, ngài Đạo tuyên đời Đường,…… soạn và Tống cao tăng truyện do ngài Tánninh soạn vào đời Tống mà chọn ra 75 vị từ ngài Tăng hiển trở xuống mà biên thành sách này. Nhưng 62 vị khác như ngài Tuệminh,…… vì không có sự tích đến đón rước lúc lâm chung nên không thu chép. II. Tịnh Độ Vãng SinhTruyện. Gọi tắt: Vãng sinh truyện. Từ ngữ gọi chung loại sách thu chép truyện kí của những người tín ngưỡng Phật A di đà được sinh về Tịnh độ phương Tây. Điều Hiện đắc vãng sinh nhân tướng mạo trong luận Tịnh độ quyển hạ của ngài Ca tài đời Đường có câu (Đại 47, 97 thượng): Tăng, tục được vãng sinh Tịnh độ lược có 20 vị và phần Di đà bộ cảm ứng duyên thuộc thiên Kính Phật trong Pháp uyển châu lâm quyển 15 do ngài Đạo thế soạn vào niên hiệu Tổng chương năm đầu (668) đời Đường có liệt kê 10 vị tăng ni và cư sĩ vãng sinh Tịnh độ, đây có thể được xem là những Vãng sinh truyện đầu tiên. Còn những bản ấn hành thành tập riêng để lưu thông thì do 2 ngài Vănthẩm và Thiếukhang biên tập vào khoảng năm Trinhnguyên (785-804) đời Đường. Về sau, đến đờiHậu Đường thì bộ Vãng sinh tây phươngtịnh độ thụy ứng san bổ truyện 1 quyển của ngài Đạotân là loại Vãng sinh truyện sớm nhất. Ở đương thời,Vãng sinh truyện khác vớicao tăng truyện nói chung, vì Vãng sinh truyện đồng thời có thể bao hàm truyện kí của tăng ni và nam nữ tại gia; Vãng sinh truyện cũng khác với truyệncảm ứng trong Minh tường kí, hoặc loại Thần dị truyện,…… vì Vãng sinh truyện chỉ nói một cách có giới hạn về những vị được vãng sinh Tịnh độ mà thôi. Nhưng Cao tăng truyện và loại Cảm ứng thần dị truyện là những tư liệu chủ yếu của Vãng sinh truyện. Vãng sinh truyện của Trung quốc gồm có: Vãng sinhtây phươngtịnh độ thụy ứng san truyện, Tịnh độ vãng sinh truyện, Tân tutịnh độ vãng sinh truyện, Vãng sinh tập, Tịnh độ thánh hiền lục, Tịnh độ thánh hiền lục tục biên, Tâyphưởng vậng chinh, Tu tây văn kiến lục. Về Vãng sinh truyện của Nhậtbản cũng có thể liệt kê: Nhậtbản vãng sinh cực lạc kí, Tục bản triều vãng sinh truyện, Thập di vãng sinh truyện…… Ngoài ra, loại sách như Tịnh độ lập giáo chí trong Phật tổ thống kỉ quyển 26 đến quyển 28 cũng tức là1loại Vãng sinh truyện. Còn có nhiều loại sáchVãng sinh đã thất lạc như: Vãng sinh tây phương 1 quyển của ngài Tuânthức đời Tống, Vãng sinhtịnh độ lược truyện 1 quyển của ngài Thanhnguyệt đời Tống, Tịnh độ vãng sinh truyện 12 quyển của ngài Nam hải đời Tống, Tùy thuận vãng sinh tập 20 quyển của ngài Phitrược đời Liêu. [X. Liên môn loại tụ kinh tịch lục Q. hạ; Vãng sinh truyện thành lập khảo (Tiểu lạp nguyên tuyên tú, Long cốc sử đàn thập lục)]. (xt. VãngSinhTruyện).