tịnh độ thụy ứng truyện

Phật Quang Đại Từ Điển

(淨土瑞應傳) Gọi đủ: Vãng sinh Tây phương tịnh độ thụy ứng san truyện. Truyện kí, 1 quyển, do các ngài Văn thẩm và Thiếukhang (?-805) cùng soạn vào đời Đường, được thu vào Đại chính tạng tập 51. Nội dung tác phẩm này thu chép truyện kí của 48 vị nguyện sinh Tây phương từ ngài Tuệ viễn đời Đông Tấn đến những vị sống vào giữa đời Đường. Sự ghi chép và trình bày trong sách này tuy rất đơn giản nhưng là bộ sách không thể thiếu đối với những người muốn nghiên cứu Tịnh độ giáo Trung quốc. Việc soạn thuật truyện vãng sinh đại khái đã bắt đầu từ đầu đời Đường, trước sách này đã có Vãng sinh tịnh độ truyện của ngài Phi tích đời Đường, Đạiđường vãng sinh truyện ghi trong Trường tây lục và Tinh châu vãng sinh kí thấy rải rác trong Tam bảo cảm ứng yếu lược, nhưng hiện nay đều đã bị thất lạc, chỉ còn có sách này được lưu truyền đến nay, cho nên rất được trân trọng. Tịnh độ vãng sinh truyện của ngài Giới châu đời Tống, Vãng sinh tập và Tân vãng sinh truyện của ngài Châu hoành đời Minh, có rất nhiều chỗ tham khảo sách này. Về sự thành lập sách này, có nhiều điểm còn ngờ, chẳng hạn như: 1. Vấn đề tên sách phải là Thụy ứng truyện hay là Thụy ứng san truyện. 2. Vạn tục tạng kinh cho rằng sách này do ngài Đạotân soạn vào thời Ngũ đại, vì trong truyện ngài Đạihạnh được thu chép trong sách này, có đề cập đến việc của vua Hitông (ở ngôi 874-887), cho nên có thể suy đoán tác giả sách này là người sống sau thời ngài Thiếukhang. Về vấn đề này, giữa các học giả có nhiều ý kiến khác nhau, trong đó, ông Tiểu lạp nguyên tuyên tú người Nhậtbản, y cứ vào các thuyết nêu trên mà chủ trương Thụy ứng truyện là gọi nguyên bản do các ngài Vănthẩm và Thiếukhang cùng biên tập, còn Thụy ứng san truyện, là bộ truyện do ngài Đạotân đã cắt xén(san) thêm bớt mà soạn lại.