TỊNH ĐỘ ĐẠI KINH GIẢI DIỄN NGHĨA
Chủ giảng: Tịnh Không pháp sư
Chuyển ngữ: Tử Hà
Biên tập: Bình Minh
Giảng ngày 28 tháng 05 năm 2010
Phật Đà Giáo Dục Hiệp Hội HongKong

 

TẬP 52

Các vị pháp sư, các vị đồng học, xin mời ngồi xuống. Xin xem Đại Thừa Vô Lượng Thọ Kinh Giải, trang năm mươi ba, hàng thứ hai từ dưới đếm lên, bắt đầu xem từ nhị.

“Nhị. Quảng hiệp tự tại vô ngại môn”. Đây là môn thứ hai trong Thập Huyền Môn của kinh Hoa Nghiêm. Cảnh giới Hoa Nghiêm là đại triệt đại ngộ, là cảnh giới của Bồ Tát minh tâm kiến tánh. Nhập cảnh giới này, chính là bậc đắc đạo, bậc thành Phật mà người ta thường nói. Ở trong đạo Phật chứng được quả vị cứu cánh viên mãn. Vị này đã buông bỏ hết vọng tưởng, phân biệt, chấp trước. Nhập cách nào đây? Trong Thám Huyền Ký, quốc sư Hiền Thủ lược cử Thập Môn, mỗi một môn đều có thể khế nhập cảnh giới Hoa Nghiêm. Thập, quí vị đều đã biết, nó là biểu pháp, không phải là chữ số, nó nói lên sự viên mãn. Nói cách khác tám vạn bốn ngàn pháp môn, vô lượng pháp môn, môn nào cũng có thể nhập được cảnh giới Hoa Nghiêm. Buông bỏ tất cả, sau khi buông bỏ vọng tưởng, phân biệt, chấp trước, không còn chướng ngại, sẽ thông. Ở đây đưa ra một số ví dụ này hoàn toàn hiện tiền. Ngày nay chúng ta có hiện tiền không? Có hiện tiền! Hiện tiền vì chúng ta không buông bỏ được. Không buông bỏ được thì không thể khế nhập cảnh giới. Đạo lý ở chỗ này! Cho nên chướng ngại vĩnh viễn không phải ở bên ngoài mà ở ngay tự thân.

Đứng về lý mà nói, phàm phu thành Phật ở trong một niệm, một niệm giác là thành Phật, một niệm mê là phàm phu. Một niệm này cũng không dễ hiểu đâu. Thế nào là một niệm? Thật hiếm có, đỉnh cao của khoa học ngày nay, trong lượng tử lực học phát hiện. Thập Huyền Môn này, trong lượng tử lực học có thể giải thích được, dùng phương pháp khoa học giải thích, giải cũng rất hay. Vậy có thể khế nhập chăng? Nói cho quí vị biết, không thể! Vì sao không thể khế nhập? Sự giải thích của họ giống như việc lý giải của chúng tôi, gọi là giải ngộ! Biết được sự việc này một cách rõ ràng minh bạch không sai lầm, nhưng không làm được. Phải làm được điều gì? Phải chứng ngộ, thì khế nhập được cảnh giới,  quí vị thật sự thành Phật, phải chứng ngộ mới được. Các nhà khoa học không dễ dàng, dùng phương pháp khoa học phát hiện được, phát hiện chân tướng sự thật, là phát hiện thôi, chứ chẳng phải cảnh giới trực tiếp của họ. Họ lợi dụng nhiều công cụ khoa học để phát hiện ra.

Thời xưa không có những thứ công cụ này, dùng phương pháp nào để phát hiện vậy? Họ dùng phương pháp thân chứng của mình phát hiện ra, cái này hay, đó là chứng ngộ. Dùng phương pháp nào để thân chứng? Dùng thiền định, cũng có nghĩa là buông bỏ. Buông bỏ sự chấp trước vào tất cả pháp của thế và xuất thế gian,  quí vị đạt được thiền định sơ cấp của đạo Phật. Điều này quí vị cần nên biết. Thiền định thế gian có tứ thiền bát định, có tám tầng lớp, những thứ này không thể nhập cảnh giới của đức Phật, bởi đó là pháp thế gian. Có thể thông đạt được tình hình trong lục đạo luân hồi, không ra khỏi lục đạo luân hồi. Phật pháp siêu việt lục đạo, cho nên họ không thể nhập vào cảnh giới của đức Phật. Ở tứ thiền bát định phải hướng thượng nâng cao. Trong hội Lăng Nghiêm nói: A La Hán chứng được cửu thứ đệ định, quí vị xem, bát định là thế gian, cửu định là xuất thế, chứng được quả A La Hán. Đây là Phật pháp, Phật pháp này chưa cứu cánh, chỉ là tiểu thừa thôi, là bậc sơ cấp trong Phật giáo. Như Thập Tín vị trong kinh Hoa Nghiêm nói. Các vị nên biết rằng, Thập Tín vị là tiểu học trong Phật giáo. Tiến lên một bước nữa, buông bỏ được phân biệt, nghĩa là đối với tất cả pháp của thế và xuất thế gian hiểu được rõ ràng, không phân biệt, không chấp trước. Định này cao hơn A La Hán, chỉ có Bồ Tát mới chứng được. Ngôi thứ của hàng Bồ tát rất nhiều. Thời xưa chư vị tổ sư phân giáo không giống nhau, phân giáo nghĩa là cách nhìn của họ không tương đồng, cho nên cấp bậc phân ra cũng khác nhau.

Hai ngàn năm rồi, đối với phân giáo, thông thường người ta cho rằng, tông Thiên Thai và tông Hiền Thủ, phân giáo hay và hợp lý nhất, cho nên hầu như những người học tập kinh giáo, tuy không đồng tông phái nhưng cũng dùng phương pháp của hai tông này. Như ngày nay chúng ta dùng cuốn chú giải này, Hoàng Niệm Tổ lão cư sĩ dùng phương pháp của Quốc sư Hiền Thủ.

Ngũ giáo: Tiểu, Thỉ, Chung, Đốn, Viên.

Tiểu là Tiểu thừa, tương đương với tiểu học của chúng ta ngày nay.

Thỉ là bắt đầu, giống như bậc trung học. Thỉ giáo là trung học, bắt đầu học Đại thừa.

Chung là điểm cuối của Đại thừa, giống như đại học.

Viên, Đốn giống như nghiên cứu sở.

Từng bước từng bước hướng thượng nâng cao, cho nên Phật, Bồ Tát, A La Hán, là danh xưng học vị trong Phật giáo. Quí vị bước vào tiểu giáo của đạo Phật, chính là A La Hán. Có mười đẳng cấp, từ lớp một cho đến lớp mười. Thỉ giáo và Chung giáo cũng như vậy, từng cấp bậc từng cấp bậc hướng thượng nâng cao.

Bồ Tát tương đương với học vị thạc sĩ, là học vị thứ hai. Học vị cao nhất là Phật, trong trường học ngày nay gọi là tiến sĩ. Không có gì cao hơn học vị này nữa. Cho nên đây là danh xưng ba học vị trong Phật giáo.

Hoàng Niệm Tổ lão cư sĩ viết chú giải, hoàn toàn dùng Ngũ giáo của tông Hiền Thủ. Dùng thứ đệ Thập Huyền Môn của kinh Hoa Nghiêm. Trong bộ kinh này rất rõ ràng. Môn thứ nhất trong Thập Huyền Môn là tổng tướng, rất quang trọng. Nói cho chúng ta biết chân tướng sự thật,  tất cả pháp của thế và xuất thế gian đồng thời đồng xứ. Cụ túc ở đây nghĩa là tương ứng viên mãn. Hai từ “tương ứng” chúng ta đổi một từ, thì mọi người sẽ dễ hiểu hơn. Chữ “tương” đổi thành chữ “cảm”, cảm ứng. Tương ứng thật sự có nghĩa là cảm ứng. Quí vị xem tất cả pháp đồng thời đồng xứ cảm ứng viên mãn. Câu này dùng ngôn từ của chúng ta ngày nay, thì dễ hiểu hơn. Cảnh giới này không thể nghĩ bàn, thật hiếm có, chúng ta cũng phải cám ơn sự tiến bộ của khoa học ngày nay. Nếu không có lượng tử lực học thì chẳng thể giải thích được. Lượng tử lực học là sự việc của những năm gần đây, nó có thể giải thích được. Vì sao vậy? Bởi lượng tử lực học cũng khẳng định, vũ trụ là một sinh mạng thể cộng đồng, vật chất và tinh thần vĩnh viễn không tách rời. Điều này gần đây lượng tử lực học phát hiện ra.

Đạo Phật ba ngàn năm về trước, đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã nói một cách thấu triệt như vậy, nói còn viên mãn hơn họ nữa. Cho nên ngày nay chúng ta dùng khoa học để chứng thực, để chứng minh đức Phật nói không sai. Chúng ta có thể tin tưởng, quan trọng nhất là phải kiến lập vũ trụ nhân sinh quan cho chúng ta. Điều này rất quan trọng! Vũ trụ này với ta là một thể, một ý niệm bất luận là vô tình hay hữu ý, là chánh hay tà, vừa khởi ý niệm là châu biết pháp giới, cảm ứng viên mãn rồi. Ý niệm này chính là cảm, biến pháp giới hư không giới tất cả vạn sự vạn vật là ứng.

Cảm ứng trong kinh đức Phật đã nói rất rõ ràng. Có bốn hình thức: hiển cảm hiển ứng, hiển cảm minh ứng, minh cảm hiển ứng, minh cảm minh ứng. Chẳng phải không cảm ứng, tuyệt đối là có. Đôi khi mình cảm nhận được, nhưng cũng có khi mình không cảm nhận được. Trong lượng tử lực học cũng nói những thứ này, và đưa ra rất nhiều ví dụ.

Như chỗ này nói về con bướm. Hai con bướm vỗ vỗ đôi cánh của nó, có thể ở ngoài trăm ngàn dặm, nơi đó đã nổi dông bão, nó khởi tác dụng rồi. Vì sao lại ảnh hưởng đến chỗ đó? Bởi có duyên với chỗ đó. Có duyên thì nó khởi lên tác dụng. Cho nên đức Phật dạy chúng ta, khởi tâm động niệm, không thể có tà niệm, không thể có sai lầm. Nếu sai lầm, nơi nào có duyên với sự sai lầm này, thì nơi đó sẽ khởi tác dụng. Những ví dụ này rất rõ ràng. Hiểu được đạo lý này:  vũ trụ và chúng ta là một thể, địa cầu và chúng ta là một thể. Tai nạn trên quả địa cầu ngày nay rất nhiều, có phương pháp nào hóa giải chăng? Có ! Vì sao vậy? Bởi địa cầu và chúng ta là một thể. Ý niệm của mình nếu là chánh, không có tà niệm, thì tai nạn trên quả địa cầu này không còn nữa. Những tai nạn này trong kinh đức Phật dạy rất rõ:

Nạn nước là do tham chiêu cảm nên. Nạn nước trên quả địa cầu ngày nay rất phiền phức, những tảng băng ở Nam Bắc Cực đang tan ra, nước biển dâng lên, các thành phố ở vùng diên hải bị chìm hết. Đức Phật dạy đây là nguyên nhân gi? Thâm sâu hơn khoa học, khoa học còn chưa đề cập đến. Ngài dạy, là do những người sống trên quả địa cầu này, tham lam mà chiêu cảm ra. Quả địa cầu ấm lên dần, điều này phiền phức lớn. Các nhà khoa học cảnh cáo, nếu nhiệt độ cao lên bốn lần, thì người sống trên quả địa cầu này chẳng thể sinh tồn, có rất nhiều sinh vật sẽ biến mất.

Nhiệt độ từ đâu mà có? Đức Phật dạy chúng ta: Do ý niệm sân hận của tất cả chúng sanh chiêu cảm nên. Khi con người nổi giận, quí vị xem toàn thân nóng bỏng. Chúng ta nổi giận một trận ở đây, thì nhiệt độ của địa cầu sẽ cao lên một chút, nếu là tập thể thì hiệu ứng của nó vô cùng to lớn. Thật sự ngày nay tham sân si đều là tập thể, ở đâu mà chẳng có!

Ngu si chiêu cảm nên nạn gió. Ngạo mạn chiêu cảm nên động đất. Còn nghi hoặc nữa, nghi ngờ lời dạy của thánh hiền, nghi ngờ lời dạy của cổ thánh tiên hiền. Nhất định phải chờ khoa học ngày nay chứng thực quí vị mới chịu tin. Tất cả đều là nhân tố chiêu cảm nên thiên tai.

Cho nên quốc độ của đức Phật, những khu vực Ngài giáo hóa, khu vực Ngài ở không có thiên tai. Thế giới Cực Lạc không nghe nói có thiên tai, thế giới Hoa Tạng không nghe nói có thiên tai. Chẳng phải không có, mà người ta có phương pháp phòng hộ, khiến cho những thiên tai này không sanh khởi. Phương pháp gì vậy? Dạy học! Ngày nào cũng giảng, ngày nào cũng dạy. Cho nên người tiếp nhận sự giáo dục của chư Phật Bồ Tát, họ không có tà niệm, đương nhiên càng không có hành vi bất thiện, cho nên môi trường mà họ sinh sống miên viễn không có tai nạn. Người của họ bên đó chưa bao giờ nghe thấy có ai bị bệnh cả. Những đạo lý này trong kinh đều có hết.

Chúng tôi mong rằng lượng tử lực học càng tiến bộ hơn, chứng thực được nhân trong kinh đức Phật nói. Quả  sự thật này các nhà khoa học đã nhận biết, nhận biết được rồi. Nhưng nguyên nhân thật sự vẫn chưa tìm thấy. Con người của chúng ta ngày nay thật đáng thương, phải chờ họ tìm được thì chúng ta mới tin. Ngạn ngữ có câu: “không nghe lời người già, thất bại ở trước mặt”. Người già ở đây là cổ thánh tiên hiền, là chư Phật Bồ Tát. Họ đã chứng được, các Ngài thật sự là nhà khoa học,  không cần những dụng cụ khoa học này, hoàn toàn dùng phương pháp thiền định, trong thâm sâu của thiền định, đã nhìn thấy rõ toàn bộ chân tướng của vũ trụ, không có bất kỳ bí mật nào. Khoa học bắt buộc phải mượn dụng cụ thể nghiệm để chứng thực, điều này rất phiền mà lại không cứu cánh. Nhưng ngày nay họ phát hiện. Phát hiện ra điều gì? Họ phát hiện ra thế gian này không có vật chất. Rõ ràng tôi nhìn thấy có vật chất, sao lại nói là không? Họ nói, vật chất là hiện tượng ý niệm tích lũy liên tục, nó là sản vật của ý niệm. Đây là điều lượng tử lực học thời cận đại phát hiện, hoàn toàn giống như trong kinh đức Phật dạy.

Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán của quốc sư Hiền Thủ, đoạn trước nói về duyên khởi của vũ trụ. Vũ trụ từ đâu mà có? Hoàn toàn tương đồng với sự nghiên cứu của lượng tử lực học ngày nay, vẫn chưa đạt đến Hoàn Nguyên Quán, vì Hoàn Nguyên Quán nói đến bổn thể, họ thì chưa nói đến. Nếu dùng Phật pháp mà nói, thì họ nói đến A Lại Da, chưa nói đến tự tánh, họ phát hiện ra A Lại Da.

Pháp Tướng tông nói, vũ trụ này ngoài thức ra thì không có gì hết. Thức là gì? Thức là năng biến. Nhưng năng hiện năng sanh là gì? Đó vẫn là vấn đề lớn, chưa được giải quyết. Năng biến thì tìm ra rồi. Vũ trụ này thiên biến vạn hóa, vì sao năng biến? Họ đã tìm ra. Đức Phật dạy A Lại Da có tam tế tướng. Lượng tử lực học ngày nay nói vũ trụ chỉ có ba thứ: năng lượng, vật chất, tin tức. Chỉ có ba thứ này thôi. Ba thứ này kỳ thực là tam tế tướng của A Lại Da:

Nghiệp tướng của A Lại Da chính là năng lượng mà họ nói.

Chuyển tướng của A Lại Da, nghĩa là Mạt Na Thức, chính là tin tức mà họ đã phát hiện.

Cảnh giới tướng của A Lại Da chính là vật chất vậy.

Vật chất từ đâu mà có? Vật chất từ trong tin tức biến hiện ra. Điều này Duy Thức giảng rất rõ ràng, nhưng Duy Thức không giảng đến chỗ cứu cánh. Năng sanh năng hiện chưa phát hiện ra, đó là tự tánh, đó là hiện tượng ba động. Ba động nghĩa là năng lượng. Năng lượng này từ đâu mà có? Vì sao lại có năng lượng này? Vấn đề này đến nay vẫn chưa được giải quyết. Kinh điển của đạo Phật giải quyết được. Đó là bản năng của tự tánh, tự tánh vốn đầy đủ.

Đạo Phật tu chứng đến chỗ cao nhất, là minh tâm kiến tánh, đại triệt đại ngộ, thấy được bổn tánh. Bổn tánh là bản thể của vũ trụ vạn hữu. Năm ba mươi tuổi đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã chứng được, đã nhập vào cảnh giới này. Kinh Hoa Nghiêm nói, là nhập cảnh giới Hoa Nghiêm.

Vào Triều đại nhà Đường ở Trung Quốc, thiền tông Lục Tổ Huệ Năng năm Ngài hai mươi bốn tuổi, Ngài cũng nhập vào cảnh giới này. Như thế đối với tánh tướng, lý sự, nhân quả của vũ trụ mới hoàn toàn thông đạt. Trí huệ viên mãn! Sau khi hiểu rõ rồi, Ngài hướng dẫn chúng ta, có thể tùy thuận với quy luật của đại tự nhiên, nghĩa là quy luật của tự tánh. Quy luật của tự tánh người xưa gọi là đạo đức, thì cuộc sống của quí vị sẽ hạnh phúc viên mãn, quí vị sẽ được mạnh khỏe sống lâu. Tuổi tác tuy tăng trưởng, nhưng dung mạo bất biến, trẻ mãi, không tật bệnh. Khu vực mình sinh sống thật là ngũ cốc được mùa, nhật nguyệt thanh minh, phong điều vũ thuận, không có thiên tai. Vì sao vậy? Vì thuận theo tánh đức. Nếu làm trái ngược với tánh đức, thì phiền phức đấy, tai nạn gì cũng có, con người cũng bị bệnh, nơi mình sinh sống sẽ có rất nhiều thiên tai. Những thứ này khoa học vẫn chưa có thể nói rõ ràng được, nhưng Phật pháp đã phát hiện ra tam tế tướng của A Lại Da, chúng ta chẳng thể không khâm phục. Chúng tôi tin tưởng từ từ các nhà khoa học sẽ có thể chứng thực được. Nhưng họ không thể kiến tánh. Vì sao vậy? Kiến tánh bắt buộc phải buông bỏ vọng tưởng, phân biệt, chấp trước, các nhà khoa học không buông bỏ những thứ này. Họ chưa buông bỏ, họ nghiên cứu đến kết quả cuối cùng, giống như cảnh giới của chúng ta. Chúng ta hiểu được vũ trụ, đó là tri thức nhận biết được từ trong kinh Phật, còn họ dùng khoa học thực nghiệm mà biết được, giống như chỗ này nói vậy. Đó là gì? Đó là giải ngộ, chẳng phải chứng ngộ. Giải ngộ là chúng ta hiểu được đạo lý trong đó, phương pháp cũng biết, nhân quả cũng hiểu. Chúng ta biết làm thế nào để chứng được, con đường này hiểu rõ ràng. Nói cách khác, cảnh giới của chư Phật Bồ Tát, chúng ta có thể đạt được, chứ chẳng phải không đạt được. Huống nữa trong kinh đức Phật dạy chúng ta, đó là những lời chân thật: “tất cả chúng sanh vốn là Phật”. Quí vị vốn là Phật! Vì sao ngày nay lại như thế này? Vì mê, mê mất tự tánh! Sau khi mê rồi, sự phiền phức nghiêm trọng nhất, đó chính là tự tư tự lợi, danh văn lợi dưỡng, ngũ dục lục trần, tham sân si mạn. Khởi lên những phiền não này, có những phiền não này rồi thì thân sẽ bị nhiều bệnh, môi trường sinh sống sẽ gặp nhiều tai nạn. Sau khi hiểu rồi, thì chúng ta phải sửa đổi tâm mình, biết rằng chúng ta khởi tâm động niệm, tất cả chúng sanh trong biến pháp giới hư không giới, tin tức ý niệm của chúng ta họ đều nhận được hết. Quí vị có thể nói là không ai biết chăng? Người hồ đồ thì không biết, chứ người sáng suốt họ biết được, người nhiễm ô không biết, người tâm thanh tịnh họ biết được. Biết rồi họ có trách quí vị không? Không ! Nếu họ trách quí vị, là họ lại khởi lên phân biệt chấp trước, họ cũng giống quí vị, họ không hơn quí vị được. Cho nên thấy được rõ ràng, tâm địa họ vẫn thanh tịnh bình đẳng, như như bất động. Đây gọi là Phật Bồ Tát. Các ngài không bị cảnh giới của quí vị chuyển. Đứng trên đó miên viễn không bị rơi xuống. Đạo lý ở chỗ này!

Hôm nay chúng ta học môn thứ hai: Quảng hiệp tự tại vô ngại.  Từ môn thứ hai đến thứ mười là biệt tướng, môn thứ nhất là tổng tướng.

Đại Sớ vân.  Đại Sớ là cuốn chú giải kinh Hoa Nghiêm của Thanh Lương đại sư, chúng ta gọi là Hoa Nghiêm Đại Sớ.

Như kính xích chi kính kiến thập lý chi ảnh. Câu này là của Thanh Lương đại sư nói trong Đại Sớ. Ngài dùng “kính dụ hiệp”, kính dụ cho hiệp. “Nhi thập lý chi ảnh dụ quảng”. Một thước gương, chiếu ra bên ngoài khoảng mười dặm cũng không sao cả. Dặm nhỏ hơn Km, mười dặm bằng năm Km. Thấy được rõ ràng. Chúng ta thấy đường phẳng nằm ngang ba mươi Km, nhìn thấy đường phẳng ba mươi Km. Chỉ cho tấm gương này. Ngày nay hiện tượng này càng tiến bộ hơn, máy chụp hình bây giờ, máy chụp hình không được một thước, chỉ có mấy phân, ống kính có chút xúi. Nếu chúng ta đứng ở chỗ cao một chút, chụp đường phẳng ba mươi dặm, tất cả cảnh quan này đều nằm trong máy chụp hình.

Ví dụ này cho chúng ta biết điều gì? Quảng hiệp vô ngại! Cũng có nghĩa là, cảnh quan trong mấy mươi dặm có thu nhỏ lại hay không? Không thu nhỏ đâu. Ống kính của máy chụp hình có lớn ra không? Không lớn, nó ở trong đó. Ý nghĩa trong đây rất thâm sâu. Chúng tôi dẫn chứng trên cơ thể của chúng ta, mắt ta có thể thấy được. Mắt thật sự giống như máy chụp hình, nếu có học qua Duy Thức Học thì sẽ dễ hiểu. Mắt có thể thấy được chăng? Mắt không thể thấy, mà chỉ giống máy chụp hình, mắt có thể chụp, cảnh tượng chụp được in vào trong nhãn thức, nhãn thức cũng giống như phía sau màn hình, cảnh quan phía trước được giữ lại ở màn hình phía sau. Máy chụp hình ngày nay rất tiến bộ, mặt sau của ống kính là quí vị có thể nhìn thấy màn hình, thấy rất rõ ràng, nhưng nó không biết phân biệt, mắt cũng giống máy chụp hình vậy. Ai phân biệt? Thức thứ sáu phân biệt. Thức thứ sáu nó không thấy được, không nghe được, thức thứ sáu  có kiến phần, có tướng phần. Kiến phần của nó thấy gì? Nó thấy những thứ nhãn thức chụp được,  ở trong đó phân biệt, cho nên chẳng phải là mắt phân biệt, mà là thức thứ sáu phân biệt. Sau khi phân biệt thì khởi lên chấp trước, cái này tôi thích, cái kia tôi không ưa. Đó là gì? Đó là Mạt na thức! Mạt na thức chấp trước không phải ở màn hình nhãn thức, mà ở màn hình của thức thứ sáu. Từng lớp từng lớp. Mắt chỉ quản bên ngoài, bất cứ thứ gì bên ngoài nó chỉ chụp vào là được rồi, nó không thể phân biệt chấp trước. Sau khi thức thứ sáu phân biệt, ấn tượng đó được lưu giữ ở A Lại Da, từng lớp từng lớp truyền bá, cảm giác của những thứ truyền bá đó giống như bên ngoài vậy. Tuyệt đối không như chúng ta nhìn máy chụp hình, chúng ta thấy tấm hình nói nó thu nhỏ lại, không phải thế. Quí vị nghĩ xem, cặp mắt của chúng ta, công năng của cái máy chụp hình này rất lớn. Thức thứ sáu duyên theo nó, thức thứ bảy cũng duyên theo nó, cũng giống như cảnh giới bên ngoài, y như không thấy nó thu nhỏ lại vậy. Trên thực tế màn hình của nó rất nhỏ, rất nhỏ, nhỏ đến mức mắt thường của chúng ta không thấy được, ngay cả kính hiển vi cũng không thấy được. Nếu như thấy được, thì các nhà khoa học đã nói ra từ lâu rồi. Chỉ có đức Phật mới có thể nói rõ, cho nên trong kinh nói: “hạt cải chứa núi Tu Di”. Hạt cải rất nhỏ, núi Tu Di rất lớn, có thể để núi Tu Di vào trong hạt cải, núi Tu Di không thu nhỏ lại, hạt cải chẳng lớn ra. Chúng ta dùng nhãn cầu làm ví dụ thì càng dễ hiểu hơn, còn dễ hiểu hơn ví dụ này của đức Phật. Chúng ta mở mắt ra nhìn thấy núi Hy Mã Lạp Sơn, thấy rất rõ ràng, nhất là ngồi trên máy bay nhìn xuống quả địa cầu, quả địa cầu không thu nhỏ lại, con mắt của chúng ta chẳng lớn ra. Không lớn ra, cảm nhận hoàn toàn tương đồng, không hề sai khác. Đây gọi là quảng hiệp vô ngại.

Nhĩ, nhĩ thức chỉ có thể tiếp nhận âm thanh, nó cũng không phân biệt, không chấp trước, phân biệt chấp trước đều là thức thứ sáu và thức thứ bảy  khởi tác dụng.   Người tu hành chân chánh không thể dùng thức. Dùng thức thì sao? Dùng thức thì sanh phiền não.

Trong Kinh Lăng Nghiêm Chánh Phái, Giao Quang đại sư giảng, đó là giảng về người tu hành có trình độ cao, chứ chẳng phải là người thường, người thường thì không thể đạt được cảnh giới đó. Ngài nói ở hội Lăng Nghiêm đức Phật Thích Ca Mâu Ni hướng dẫn cho đại chúng khi đó, trình độ của họ tương đối cao. Dạy họ điều gì? Dạy xả thức dụng căn. Như vậy sẽ không khác với chư Phật Như Lai. Xả thức nghĩa là sao? Nghĩa là không dùng A Lại Da. Không dùng A Lại Da, mắt có thể thấy được chăng? Thấy được! Cái gì thấy vậy? tánh thấy thấy! Tai có thể nghe được chăng? Cái gì nghe được? tánh nghe nghe! Chứ chẳng phải là nhãn thức, cũng chẳng phải là nhĩ thức. Đó là gì? Là ly tâm ý thức. Trong thiền tông chú trọng nhất là chữ ly này. Vì sao tham thiền có thể khai ngộ? Chính là lục căn trong cảnh giới lục trần của họ, họ không dùng tâm ý thức. Cảnh giới này cao, có thể khai ngộ, có thể kiến tánh.

Đầu tiên chúng ta tìm hiểu xem tâm ý thức là gì vậy? Tâm là lưu ấn tượng, Ý là chấp trước, Thức là phân biệt. Nói cách khác, trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta, mắt thấy sắc, tai nghe tiếng, mũi ngửi mùi, lưỡi nếm vị, thân xúc chạm, ý nhận biết, tất cả đều không dùng đến. Vậy sẽ như thế nào? Hoàn toàn trực tiếp không gián tiếp. Không dùng phân biệt, nghĩa là không dùng thức thứ sáu, không chấp trước nghĩa là không dùng thức thứ bảy, không lưu ấn tượng nghĩa là không dùng thức A Lại Da. Đó là tình trạng như thế nào? Giống như gương chiếu vào những thứ bên ngoài, không lưu dấu vết. Là sao? Chỉ có pháp thân Bồ Tát mới có khả năng làm như vậy, đây là cảnh giới của pháp thân Bồ Tát.

Giao Quang đại sư đề xướng xả thức dụng căn, rất phù hợp với giáo nghĩa kinh Lăng Nghiêm. Kinh Lăng Nghiêm không phải nói với người thường, nói với ai vậy? Nói với  người sắp khai ngộ, họ đã đạt đến bờ giác ngộ rồi, dùng phương pháp này hướng thượng nâng lên, khế nhập, nhập vào cảnh giới Hoa Nghiêm. Chúng ta hiểu được đạo lý này, cũng biết được phương pháp nữa, thật sự tu tập ngay trong cuộc sống hàng ngày, cố gắng hạn chế dùng phân biệt chấp trước, đây gọi là chân công phu. Như thế quí vị mới thật sự tìm lại chân tâm sẵn có của mình, chân tâm của quí vị là thanh tịnh, chưa từng bị nhiễm ô. Trên đề  kinh Vô Lượng Thọ, tâm thanh tịnh, tâm bình đẳng, tâm giác ngộ, quí vị mới có thể phục hồi được thanh tịnh bình đẳng giác, phục hồi được tâm thanh tịnh, thì quí vị là A La Hán, phục hồi được tâm bình đẳng, quí vị là Bồ Tát, phục hồi được đại giác, quí vị sẽ thành Phật. Tâm Thanh Tịnh là hàng Thanh Văn, Duyên Giác trong pháp giới tứ thánh chứng được, Tâm Bình Đẳng là Bồ Tát, Phật trong pháp giới tứ thánh chứng được. Giác thì sao? Giác là ra khỏi mười pháp giới, bậc Sơ Trụ của Viên Giáo trở lên, đó là chân Phật, chẳng phải giả Phật. Cho nên chân tu hành, bất luận tu pháp môn nào, đó là phương pháp, đường đi khác nhau, có tam vạn bốn ngàn vô lượng vô biên, nhưng lý chỉ là một. Nhất định không thể có phân biệt chấp trước, chỉ cần quí vị có phân biệt chấp trước là có lục đạo. Lục đạo từ đâu mà có? Lục đạo từ chấp trước biến hiện ra. Cho nên quí vị không còn chấp trước đối với tất cả pháp của thế và xuất thế gian. Đức Phật dạy chúng ta tùy duyên, không nên phan duyên, tùy duyên nghĩa là không chấp trước, sao cũng được, rõ ràng minh bạch, không một chút hồ đồ. trí huệ chân thật, hiểu rõ mà không phân biệt chấp trước, đây là A La Hán, là Bồ Tát. Nếu quí vị không dùng A Lại Da, trong tâm không hề có dấu vết gì, thì quí vị thành Phật, cao hơn hàng Bồ Tát, Bồ Tát chưa đạt được cảnh giới này. Trong Pháp Tướng tông gọi là xả thức dụng căn.

Kinh Lăng Nghiêm được truyền vào Trung Quốc thời Đường, đây là bộ trân bảo của Ấn Độ. Thời đó Phật giáo được truyền đi khắp nơi, đất nước Ấn Độ xem kinh Lăng Nghiêm là quốc bảo, bộ kinh này không truyền ra bên ngoài. Cho nên rất nhiều cao tăng, các vị cao tăng Trung Quốc đến du học tại Ấn Độ, đều không thấy được bộ kinh này. Bộ kinh này do một vị xuất gia người Ấn Độ tên là Bát Thích Mật Đế, lén mang đến Trung Quốc. Vô cùng vất vả, vì khi ra khỏi nước kiểm tra chặt chẽ, nếu mang vật quốc cấm thì phạm pháp, sẽ phải xử hình. Ngài đã rất khổ tâm, xẻ bắp thịt ra, dùng chữ rất nhỏ viết bộ kinh này, viết xong rồi đặt vào trong bắp thịt và may kín lại, như thế khi xuất quan, không bị phát hiện, đưa sang Trung Quốc. Sau khi dịch sang Trung văn, ngài trở về nước, trở về nước ra đầu thú, vì lấy trộm quốc bảo mang sang Trung Quốc. Trở về gánh vách trách nhiệm, chịu sự hình phạt của đất nước. Tinh thần này không gì bằng!

Thiền quá khó, thật không dễ chút nào, nhưng nương vào kinh Lăng Nghiêm, nương theo bộ kinh này mà tu tập, có thể giúp cho Giải- Hạnh của chúng ta hướng thượng nâng cao. Điều này thật hiếm có! Nếu đứng về mặt tịnh độ tông mà nói, quí vị có được phương pháp xả thức dụng căn của kinh Lăng Nghiêm, thì việc vãng sanh về thế giới Tây Phương Cực  Lạc, chẳng phải sanh về Đồng Cư độ, Phương Tiện độ, mà trực tiếp sanh về Thật Báo Trang Nghiêm độ, đây là sự thật, không giả dối đâu.  Cũng có nghĩa là nó có thể giúp cho quí vị nhìn thấu, buông bỏ, có lợi ích như vậy! Chúng ta ngày nay tuy không học kinh Lăng Nghiêm và kinh Viên Giác, nhưng trong kinh Hoa Nghiêm và kinh Vô Lượng Thọ cũng không ngoại lệ, đều có giáo nghĩa này trong đó. Phương pháp tuy bất đồng nhưng phương hướng chỉ có một, nhất định phải biết buông bỏ, buông bỏ phiền não, buông bỏ chấp trước, buông bỏ tập khí. Trở về với đề kinh này, quí vị phục hồi được tâm Thanh Tịnh, tâm Thanh Tịnh quí vị vốn sẵn có, phục hồi tâm Bình Đẳng, phục hồi tâm Giác, là quí vị thành tựu rồi! Giác thì rất khó nếu không có Thanh Tịnh Bình Đẳng, thì chắc chắn chẳng thể khai ngộ. Tâm Thanh Tịnh Bình Đẳng hiện tiền, sự cách ly với khai ngộ sẽ rất gần.

Cho nên Quảng hiệp tự tại ở đây, chúng ta dùng Duy Thức giảng thì ý nghĩa mới có thể thấu triệt. Tu tập trong cuộc sống hàng ngày, cuộc sống chính là tu, tu tập không tách rời cuộc sống. Tu tập chính là công việc, chính là việc đối nhân xử thế, không tách rời đâu. Phật pháp tại thế gian, bất ly thế gian giác, không lìa thế gian mà giác ngộ.

Xem đoạn tiếp theo: “Bổn kinh Phát Đại Thệ Nguyện phẩm vân”. Đây là phẩm thứ sáu, cũng chính là bốn mươi tám nguyện của đức Phật A Di Đà. Chúng ta xem môi trường vật chất của thế Giới Tây Phương Cực Lạc.

“Sở cư Phật sát”. Bao gồm cả người vãng sanh về thế giới Cực Lạc, quí vị sanh về thế giới Cực Lạc, chỗ quí vị ở, sát  ở đây là sát độ. Ngày nay chúng ta nói là tinh cầu.

“Quảng bác nghiêm tịnh”. Chỗ này rất lớn, lớn hơn quả địa cầu này rất nhiều. Quả địa cầu này trong vũ trụ, là một tinh cầu rất nhỏ, những điều này chúng ta cần nên biết. Tôi có một tấm hình, quí vị có thể nhìn thấy, chỗ này có điểm màu lam, điểm này là từ vũ trụ chụp xuống địa cầu, quí vị thấy một chỗ sáng, đó là ngân hà, hệ ngân hà. Chụp được ở đâu vậy? cách quả địa cầu bốn mươi ức anh lý.  phóng xạ vệ tinh nhân tạo, vệ tinh nhân tạo phóng đi, ngoài bốn mươi ức anh lý, ống kính quay trở lại, chụp được một tấm hình, gởi về địa cầu. Quí vị xem một chút xíu này, bốn mươi ức anh lý, rất nhỏ. Cho nên con người chúng ta phải biết chân tướng sự thật, một quả địa cầu nhỏ như thế, con người chúng ta sống trên đó, ra ngoài bốn mươi anh lý không nhìn thấy người nữa, con người còn nhỏ hơn virus, họ còn không chịu chân thật, còn ở đó hủy hoại quả địa cầu, tiêu rồi! Sau khi hiểu rồi, phải chân thật dụng công tu tập.

Con người thật sự là chủ tể của vũ trụ. Vũ trụ từ đâu mà có? Từ ý niệm của chúng ta phát sinh ra. Điều này được lượng tử lực học ngày nay phát minh, tất cả hiện tượng vật chất, là tướng liên tục do ý niệm tích lũy thành, vốn không thật, chỉ là huyễn giác. Quí vị xem thế giới Cực Lạc quảng đại,  thái dương lớn hơn quả địa cầu này ba mươi mốt vạn lần, tinh cầu này lớn quá, thế giới Cực Lạc lớn hơn thái dương hệ rất nhiều. Vì sao không thấy được? Bởi quá xa. Nó cách xa chúng ta mười vạn ức quốc độ của đức Phật. Một quốc độ của đức Phật là mười ức hệ ngân hà, mười ức hệ ngân hà. Mười vạn ức quốc độ Phật, nghĩa là mười ức nhân với mười vạn ức, cự ly này quá xa, cho nên chúng ta không nhìn thấy được. Tuy xa như vậy, nhưng thông tin ý niệm của chúng ta không thể nghĩ bàn, chúng ta vừa khởi lên ý niệm là bên đó nhận được, cho nên tốc độ của ý niệm này không thể nào tính được. Hoàn Nguyên Quán dạy chúng ta, một vi trần, vi trần chính là tiểu quang tử mà lượng tử lực học ngày nay nói, điểm quang nhỏ đó, trong Phật pháp gọi là vi trần. Thiên nhãn của hàng A La Hán cũng không nhìn thấy được. Trong kinh cho chúng ta biết, bậc bát địa trở lên mới thấy được. Một vật chất nhỏ như vậy, một hiện tượng vật chất nhỏ đó, nó đầy đủ tứ đại ngũ uẩn. Tứ đại ngũ uẩn, hiện tượng chúng duyên hòa hợp sanh ra, nó là nền tảng của tất cả vật chất. Tất cả vật chất, lớn đến hư không pháp giới, nhỏ là một vi trần, đều do nó tổ hợp mà nên. Nó từ đâu mà có? Nó từ ý niệm sinh ra. Ý niệm là duyên, tự tánh là thể, nếu không có ý niệm thì tự tánh không sanh ra các thứ, cho nên tự tánh không phải vật chất cũng chẳng phải tinh thần, nó không phải là gì, nó năng sanh vạn pháp.  Có thể sanh hiện tượng vật chất, có thể sanh hiện tượng tinh thần, nhưng nó gặp duyên, duyên là gì? Là ba động, thông tin này chính là ba động, cho nên tuy là một vi trần, một mao đoan, nó đều đang chấn động. Nó không chấn động thì sẽ chẳng còn nữa, nó nương vào chấn động mới sinh ra hiện tượng này. Phạm vi ảnh hưởng chấn động này bao lớn? Biến pháp giới hư không giới. Quí vị xem ba loại châu biến:

Thứ nhất là châu biến pháp giới, nó vừa động là châu biến pháp giới.

Hiện tượng thứ hai là xuất sanh vô tận, tùy theo ý niệm mà sanh ra biến hóa, biến hóa vô lượng vô biên. Chúng ta học môn học này cũng rất khó khăn. Vì sao nó sanh ra nhiều biến hóa như thế? Tôi suy nghĩ rất lâu, nghĩ đến lúc nhỏ chơi kính vạn hoa, cho nên có rất nhiều học trò đã tặng cho tôi kính vạn hoa. Quí vị nhìn xem kính vạn hoa rất đơn giản, trong đó có ba miếng kiếng, cho một chút giấy vụn nhiều màu sắc vào, xoay tròn nó, quí vị xoay từ sáng đến tối, hình trong ống kính biến hóa, không tìm ra một tấm hình tương đồng. Như vậy chẳng phải rõ ràng rồi sao? Chẳng phải ý nghĩa như vậy sao? Thật sự xuất sanh vô tận, từ trong đây nhìn thấy xuất sanh vô tận. Cho nên thập pháp giới y chánh trang nghiêm, kính vạn hoa đó!

Hiện tượng thứ ba hàm dung không hữu, cũng có thể thấy được từ trong kính vạn hoa. Quí vị xem vô lượng vô biên hình đều ở trong đó. Hàm dung không hữu, trong kinh điển đại thừa thường có hai câu: “tâm bao thái hư, lượng châu sa giới”. Bao thái hư là hàm không, lượng châu sa giới là dung hữu, độ lượng lớn, có thể bao dung. Muôn sự muôn vật trong vũ trụ này quí vị đều có thể bao dung được. Vì sao vậy? Bởi nó do quí vị biến hiện ra. Tự thể là tự tánh, tự tánh không thể nghĩ bàn. Thật sự hiểu rõ được những đạo lý này rồi, thì vấn đề gì bản thân mình cũng có thể làm chủ được.

Thân có bệnh, bệnh rất nặng, có cần trị liệu chăng? Không cần! Chuyển đổi ý niệm thì bệnh không còn nữa. Trước đây tôi có đưa ra một điển hình, cư sĩ Lưu Tố Vân ở Đông Bắc, lần trước đến đây ở tám ngày, năm năm mươi chín tuổi, cô ấy bị bệnh lao da ban đỏ, bệnh này còn đáng sợ hơn ung thư nữa, người bị bệnh này hầu như không thể sống nổi, cô ấy không may đã bị căn bệnh này, là Phật tử thuần thành, đối với Phật pháp không hề có chút hoài nghi. Khi bị bệnh bác sĩ nói với cô ấy, nên chuẩn bị tâm lý, vì cô có thể chết bất cứ lúc nào! Cô ấy nghe mà coi như không có chuyện gì, không để chuyện này vào trong lòng, trong tâm cô ấy chỉ có Phật A Di Đà, ngoài câu A Di Đà Phật ra thì không có ý niệm gì khác. Cho nên bác sĩ khen: “tâm trạng cô vui như thế này, thật hiếm có, chưa bao giờ thấy!” Cô ấy không thể dùng thuốc, vì dung thuốc là bị phản ứng thuốc, cho nên bác sĩ nói không thể chưa được, bèn cho cô ấy về. Trở về một thời gian thì khỏi, đi tái khám hết bệnh, ngay cả vết sẹo cũng không còn. Quí vị biết đó là gì vậy? Điều chỉnh tâm mình, trong tâm cô ấy chỉ có A Di Đà Phật, không có bệnh, cho nên những tế bào bị bệnh đó, hoàn toàn phục hồi trở lại bình thường, đạo lý là ở chỗ này. Tế bào trong cơ thể, theo ý niệm của chúng ta nó có thể phục hồi trở lại bình thường, sơn hà đại địa bên ngoài, ý niệm của chúng ta cũng có thể khiến nó phục hồi trở lại bình thường, không để nó có động đất, không để nó có thiên tai, làm được đấy, chứ chẳng phải không làm được. Chỉ cần quí vị chân tín là được rồi! Nếu quí vị có chút hoài nghi thì không được đâu, công lực của quí vị hoàn toàn bị hỏng hết. Đây là bằng chứng chúng ta tận mắt chứng kiến.

Trong một số sách ở phương tây, người phương tây gọi là cầu nguyện, sức mạnh của việc cầu nguyện không thể nghĩ bàn, trên thực tế chính là thay đổi quan niệm. Có một câu chuyện, câu chuyện này trong khoa học có ghi: Một người phụ nữ kia bị ung thư, ưng bướu, ung bướu này cũng tương đối lớn, chắc phải to khoảng hai ba phân, rất nghiêm trọng. Ba vị bác sĩ cầu nguyện cho cô ấy, khi cầu nguyện tâm địa chân thành, không có một vọng niệm nào hết, duy chỉ có một tâm niệm, nhìn, chắc nhìn tấm phim chụp XQ, nhìn vào ung bướu này, nhìn nó. Ba vị bác sĩ cùng chung một tâm niệm, đi đi! Cái bướu này đi đi, đi đi! Chính là một tâm niệm này, nói một câu, đi đi! Dùng bao nhiêu thời gian? hai phút bốn mươi giây, cục bướu này thật sự không còn nữa. Khoa học giải thích cách nào đây? Thật sự không còn nữa. Đây thuộc về tập thể ý thức. Một người là sức mạnh đã lớn rồi, ở đây là ba người. Cho nên từ những câu chuyện này người phương tây nói khoa học không thể giải thích được. Nhưng cuối cùng lượng tử lực học đã giải thích được, có khả năng này, nghĩa là tâm niệm làm chủ tất cả. Tâm niệm có thể làm thay đổi được tất cả môi trường vật chất. Cho nên thân chúng ta bị bệnh là sao? Là tâm niệm bất thiện! Tham, sân, si, mạn, nghi, là nhân bệnh, gọi là bệnh độc, đạo Phật nói tam độc là nhân, oán, hận, não, nộ, phiền, là duyên. Nếu quí vị oán hận, phiền não, nổi nóng, thì chắc chắn sẽ bị bệnh. Cho nên nếu điều chỉnh lại thái độ này, nghịch cảnh đến không nổi giận, không oán hờn; thuận cảnh cũng không thích lắm. Luôn luôn giữ tâm mình trong trạng thái bình thường, nghĩa là giữ tâm thanh tịnh, tâm thanh tịnh hiện tiền, thì những mầm bệnh trong cơ thể của quí vị tự nhiên phục hồi trở lại bình thường. Đây là sự thật, không dối gạt đâu! Không nghe nói ở thế giới Tây Phương Cực Lạc có người bị bệnh, cũng không nghe nói ở đó có bác sĩ, nguyên nhân gì thì ngày nay chúng ta đã hiểu rồi! Tâm địa tốt, không phiền não, đây chính là nguyên nhân không bệnh. Thế giới Tây Phương Cực Lạc không có thiên tai.

“Quảng bác nghiêm tịnh”. Nghiêm là trang nghiêm, tịnh là thanh tịnh.

“quang oánh như kính, triệt chiếu thập phương”. Đây là đại địa của cõi đó. Cảnh đẹp như thế, hoàn toàn do thiện niệm biến hiện ra. Cho nên đức Phật Thích Ca Mâu Ni cho chúng ta biết, cư dân ở đó đều là “chư thượng thiện căn câu hội nhất xứ”. Chẳng những thiện, mà thiện đến chỗ cuối cùng, bậc thượng thiện căn sống chung một chỗ. Nếu chúng ta muốn vãng sanh về thế giới Cực Lạc, quí vị phải có tâm thiện, không có tâm thiện thì chẳng đi được đâu, đức Phật A Di Đà không thể rước được. Quí vị muốn đi phải thật sự là bậc thượng thiện. Cho nên mở kinh điển ra, quí vị thấy đó: “thiện nam tử thiện nữ nhân”, chẳng phải là thiện nam tử thiện nữ nhân thì không đi được. Thiện có tiêu chuẩn không vậy? Có! Thập Thiện Nghiệp Đạo đó! Học Thập Thiện Nghiệp Đạo cách nào? Đệ Tử Quy chính là Thập Thiện Nghiệp Đạo. Thập Thiện là nói về mười điều, trong Đệ Tử Quy nói rất nhiều, nói rất kỹ. Quí vị thực hành được Đệ Tử Quy, thực hành được Thái Thượng Cảm Ứng Thiên, thì quí vị chính là “thiện nam tử thiện nữ nhân”, quí vị niệm Phật chắc chắn được vãng sanh. Vì sao thế? Bởi quí vị có đầy đủ điều kiện. Nếu chưa thực hành được Đệ Tử Quy và Cảm ứng Thiên, còn thường xuyên phạm lỗi lầm, niệm Phật cũng không được, có niệm Phật khi lâm mạng chung đức Phật A Di Đà cũng không đến đón quí vị đâu. Quí vị nghĩ thử xem vì sao vậy? Sợ quí vị mang tập khí phiền não sang thế giới Cực Lạc, phá hoại thế giới Cực Lạc, cho nên người ta đề phòng rất nghiêm ngặt. Tâm hành không thanh tịnh, tuyệt đối chẳng thể về thế giới Cực Lạc. Cho nên người niệm Phật rất nhiều, người vãng sanh lại ít, nguyên nhân là như vậy!

Người xuất gia giới hạn thấp nhất là phải thực hành Sa Di Luật Nghi, chưa thực hành Sa Di Luật Nghi, người xuất gia có niệm Phật cũng không thể vãng sanh được. Đạo lý này không khó hiểu, là sự thật, không dối gạt đâu! Cho nên nguyên nhân thế giới Cực Lạc đẹp chúng ta đã biết rồi.

Thế giới của chúng ta và thế giới Cực Lạc có khác biệt chăng? Không hề khác biệt! Nếu con người sống trên thế giới này, thật sự thực hành giáo dục luân lý, đạo đức, nhân quả, thế giới của chúng ta sẽ biến thành thế giới Cực Lạc. Đây là sự thật! Chư Phật Bồ Tát ở thế gian này vất vả dạy dỗ, nhưng đáng tiếc, người tin thì ít, người không tin lại nhiều.

Xã hội của chúng ta ngày nay không bằng thời xưa, không cần nói nhiều, ba mươi năm về trước thôi. Năm 1977 tôi đến HongKong giảng kinh lần đầu tiên. Xã hội HongKong năm 1977 hay hơn ngày nay rất nhiều. Ngày đó HongKong chưa có xe điện ngầm, chưa có đường hầm, cũng chưa có cao ốc. Tôi nhớ khi đó có một tòa nhà lớn, 50 tầng, bên bờ biển HongKong, cửa sổ tròn, hình tròn, tòa nhà đó vẫn còn, khi tôi đến, đó là tòa nhà cao nhất HongKong. Thông thường căn nhà khoảng mười mấy tầng, mười mấy tầng thì rất nhiều, cao nhất là hai, ba mươi tầng, không như ngày nay. HongKong khi đó rất đẹp, bây giờ không còn đẹp nữa. HongKong ngày nay, người ngoại quốc nói, là nơi không thích hợp cho người ta ở nhất, ô nhiễm nghiêm trọng. Con người khi đó còn tương đối lương thiện, vẫn còn một chút quan niệm về luân lý đạo đức, ngày nay rất ít, hầu như không còn nghe thấy nữa. Đây là điều chúng ta cần nên hiểu.

Câu dưới đây nói rằng: “triệt chiếu thập phương vô lượng vô số, bất khả tư nghì chư Phật thế giới”. Đây là đoạn văn trong bốn mươi tám nguyện.

Hoàng Lão cư sĩ giải thích rằng: “dĩ nhất sát chi lực dụng biến triệt thập phương”. Đây có nghĩa là quảng, thế giới Tây Phương Cực Lạc, một sát độ của đức Phật A Di Đà đây, lực độ của sát độ này, sát độ này khởi tác dụng, biến triệt thập phương. Điều này chúng ta hiểu, bất luận là hiện tượng vật chất hay hiện tượng tinh thần, ba động của nó đều biến pháp giới hư không giới, đương nhiên hào quang của đức Phật A Di Đà chiếu đến chỗ chúng ta. Vì sao chúng ta không thấy? Đó là nghiệp chướng của chúng ta, người nghiệp chướng tiêu trừ rồi thì họ thấy được. Thế giới Cực Lạc ở đâu? Ở ngay trước mắt, ngay ở trước mặt, đây là sự thật, không hề dối trá.

“Nhất sát chi tướng bất hoại, thị vi hiệp”. Quảng hiệp tự tại. Nhất sát này có, nó không thay đổi.

“Lợi dụng vô hạn chi quảng dữ nhất pháp chi hiệp, bất tương phương ngại, các các tự tại, cố danh quảng hiệp tự tại vô ngại.”

Chúng ta đem nó thu nhỏ lại, thu nhỏ lại đến chúng ta ngày nay, học rồi thì phải áp dụng chứ. Quả địa cầu ngày nay phiền lắm, tôi nghĩ hình như là câu chuyện của năm ngoái. Nước Mỹ chiếu bộ phim 2012, chiếu trên toàn cầu, đại khái cũng có một chút tác dụng. Mấy chục năm rồi tôi không xem phim, cũng không xem ti vi, tôi đi chữa răng ở Cao Hùng, học trò xem rồi trở về nói với tôi, có sự việc như vậy, nhất định mời tôi đi xem, tôi đã đi xem. Xem rồi, tôi nói với mọi người: đây là cảnh cáo, cảnh cáo rất nghiêm trọng! Là một thông tin, không thể bỏ qua, có thể cũng khiến cho mọi người trên toàn thế giới chú ý. Năm xưa tôi đã tiếp xúc với rất nhiều tôn giáo, chưa bao giờ nói đến vấn đề thiên tai. Năm ngoái và đầu năm nay, tôi đã phỏng vấn mười tôn giáo ở Âu Châu, hầu như tôn giáo nào cũng đưa ra vấn đề này để thảo luận. Khoảng một tháng trước, đài truyền hình Phụng Hoàng ở đây đến tìm tôi để nói về vấn đề này. Bây giờ vấn đề thảo luận chủ yếu là làm thế nào để đối phó với thiên tai trên địa cầu? Đạo Phật thật sự có cách, chứ chẳng phải không có, nhưng quí vị phải tin tưởng mới được, thật sự tin tưởng, thì sẽ có hiệu quả. Đây chẳng phải là quảng hiệp tự tại sao?

Đạo tràng của chúng tôi đây nhỏ, địa cầu rất lớn, đối với chúng tôi mà nói thì địa cầu là quảng, đạo tràng nhỏ của chúng tôi là hiệp. Chúng ta học Phật chẳng thể học không, thấy tình hình trước mắt, chúng ta nên làm thế nào?

Thế giới này mọi người đều hy vọng hòa bình, đều mong hài hòa, nhưng mọi người đều không nghiêm chỉnh thực hành hài hòa. Hài hòa bắt đầu làm từ đâu? Phải làm từ bản thân mới được. Hy vọng mọi người hòa với mình, mình không cần hòa với người, như thế được không? Như thế có thể làm được không? Đây là việc không thể làm được. Đức Phật dạy chúng ta, ngài dạy tất cả hàng đệ tử cần nên tu Lục Hòa Kính, phải làm từ ngay bản thân.

Căn cứ lý luận điều thứ nhất trong Lục Hòa Kính là: “Kiến Hòa Đồng Giải”. Điều quan trọng nhất trong Kiến Hòa Đồng Giải là gì? Thực tế mà nói đó chính là ba đoạn trước trong Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán của quốc sư Hiền Thủ. Vũ trụ từ đâu mà có? Tinh cầu từ đâu mà có? Vạn vật từ đâu mà có? Nó liên quan gì với ta? Hiểu rõ những điều này rồi thì kiến giải của chúng ta sẽ tương đồng, cách nhìn của chúng ta sẽ giống nhau. Kiến Hòa Đồng Giải phải được xây dựng nền tảng từ đây. Trong kinh Hoa Nghiêm đức Phật dạy, đầu tiên Ngài giúp chúng ta kiến lập nền tảng cơ bản: Hiển nhất thể. Hiển thị ra, biến pháp giới hư không giới, khắp vũ trụ này cùng ta là một thể, thể tự tánh thanh tịnh viên minh. Ta nói khắp vũ trụ này với ta là một nhà, một nhà vẫn còn có cự ly đấy, vẫn còn có những phân tử bất đồng, nên không phải một nhà mà là một thể.

Những năm gần đây, từ năm 1999, hơn mười năm rồi, nhiều tôn giáo khác nhau có sự qua lại, chúng tôi mong rằng tôn giáo đoàn kết, tôn giáo có thể hài hòa tương xứ, giúp nhau hóa giải xung đột, thúc đẩy xã hội an định, thế giới hòa bình. Chúng ta xây dựng trên quan niệm gì? Ngoài Phật giáo ra tất cả các tôn giáo khác đều khẳng định có vị thần, vị thần sáng tạo vũ trụ, là chủ tạo vật. Trong Phật giáo thì không có, điều này quí vị nên biết. Đạo Phật nói về cái gì? Nói về thể tự tánh thanh tịnh viên minh, đây chính là chủ tạo vật mà Phật giáo nói. Đó là gì? Là tự tánh. Khi Phật giáo chưa truyền vào Trung quốc, người xưa nói: “bổn tánh bổn thiện”. Tam Tự Kinh nói: “nhân chi sơ tánh bổn thiện”, thiện ở đây có nghĩa là gì? Thiện chính là thanh tịnh viên minh mà Phật giáo nói. Thiện đây không phải đối với ác, mà thiện có nghĩa là rất hay, hay vô cùng, nó có nghĩa là như vậy. Đạo Phật dùng bốn chữ thanh tịnh viên minh để giải thích về thiện. Đây là bản thể của vũ trụ vạn hữu, nó là vĩnh hằng, bất sanh bất diệt. Chúng tôi tiếp xúc với tôn giáo, chúng tôi khẳng định, thần và thượng đế mà họ nói, chính là thể tự tánh thanh tịnh viên minh. Tôi nói: “Chúng tôi thừa nhận, trong vũ trụ có một vị chân thần, là chủ tạo vật, chân thần có trí huệ viên mãn, quí vị chấp nhận chăng? ” “Được!” Họ đều khẳng định như vậy. “Chân thần có trí huệ viên mãn, chân thần có thần thông quảng đại. Quí vị có tin chăng? ” “Tin!” “Chân thần có thể thiên biến vạn hóa”. Họ đều tin cả! Tôi nói thế thì tốt, vấn đề được giải quyết rồi, tiền đề của chúng ta giải quyết được rồi. Tất cả những người sáng lập ra tôn giáo, đều là hóa thân của chân thần, cho nên tôn giáo là một nhà. Đầu tiên tôi cứ tưởng là phải trải qua biện luận, rất nhiều người muốn đến tranh luận, rốt cuộc mười mấy năm rồi tiếp xúc với rất nhiều tôn giáo, đều tin tưởng, đều khẳng định, chưa bao giờ có sự tranh luận, đây là việc tốt! Thật sự những người này có trí huệ, họ vừa nghe là hiểu liền.

Vì sao chân thần lại kiến lập ra nhiều tôn giáo như vậy? Bởi ngày xưa phương tiện giao thông không có. Quí vị xem một trăm năm trước, tôi biết ở Đại Lục, người thôn quê suốt đời chưa bước chân vào thành phố, cho đến chết cũng không qua lại với những thôn bên cạnh, không gian hoạt động của họ chỉ có một chút xúi đó thôi, giao thông bất tiện, chẳng có truyền thông. Thần muốn giáo hóa những người này, chỉ còn cách hiện ra nhiều thân, ở trong các quần tộc khác nhau, văn hóa khác nhau, nên thần phải hiện ra môi trường giống như họ, ở đó hướng dẫn họ. Quí vị quan sát kỹ điển tích của tất cả tôn giáo, tương đối giống nhau, bảy mươi phần trăm là tương đồng, ba mươi phần trăm bất đồng là gì? Là cách sinh hoạt của họ không giống, bối cảnh văn hóa khác nhau, nhưng phương hướng mục tiêu hoàn toàn tương đồng, nhân từ bác ái, tổng mục tiêu tương đồng, Đạo Phật nói đại từ đại bi. Người xưa để đối phó với một số nghi vấn họ đã nói rất hay. Có người hỏi: “Thế nào là Phật giáo?” Tổ sư trả lời: “từ bi vi bổn, phương tiện vi môn”, đó là Phật giáo.

Quí vị xem Tân Cựu Ước, Tân Cựu Ước là kinh điển y cứ của ba tôn giáo. Đạo Do Thái y vào Cựu Ước, đạo Cơ Đốc y vào Tân Ước, đạo Thiên Chúa học cả Tân Cựu Ước. Trong cuốn sách đó nói gì? Quan trọng nhất là: thần yêu thương con người, thượng đế yêu thương con người, họ không nói là yêu thương tín đồ, mà yêu thương con người, giống như ý nghĩa đại từ đại bi trong Phật giáo vậy. Trên thế giới vẫn còn một tôn giáo lớn nữa là Hồi giáo, tín đồ hơn mười ức người, bộ kinh quan trọng là kinh Cổ Lan, đầu tiên chắc chắn có câu: “ chân chủ thật sự là nhân từ”. Đó chẳng phải giống nhau sao? Phương hướng mục tiêu hoàn toàn như nhau! Chỉ là nhưng tiểu tiết trong cuộc sống không giống nhau thôi. Cho nên tôn giáo có thể đoàn kết, tôn giáo có thể cứu quả địa cầu này. Họ tôn sùng sự cầu nguyện, cầu nguyện có hiệu quả chăng? Có hiệu quả! Nhưng đó là trị ngọn, chứ chẳng phải trị gốc. Tai họa trước mặt thật sự hóa giải được, tai họa lớn thành tai họa nhỏ, tai họa nhỏ thành không có nữa, thật sự có hiệu quả. Nhưng khi không cầu nguyện thì nó lại xuất hiện, cho nên nó không phải là trị gốc. Trị gốc là sao? Đạo Phật nói trị gốc, trị gốc là giảng kinh thuyết pháp. Ngày nào cũng giảng khiến mọi người khai ngộ, ngày nào cũng học, chúng ta thật sự gặt hái được hạnh phúc mỹ mãn của đời người. Người xưa hiểu được, trước khi Phật giáo truyền vào Trung Quốc, lão tổ tông biết : “kiến quốc quân dân, giáo học vi tiên”. Người xưa chú trọng nhất là giáo dục. Giáo dục bắt đầu từ đâu? Bắt đầu từ thai giáo. Khi người mẹ mang thai, thai nhi còn trong bào thai vẫn chưa ra đời, nhưng nó đã đang học rồi. Sự việc này được người thời nay phát hiện ra. bác sĩ tâm lý ở phương tây dùng thủ đoạn thôi miên, khiến cho người ta trở lại lúc còn trong bào thai, hỏi cảm giác đó, họ đều nói ra được. Cho nên mới biết được, khi còn trong bào thai đã có đủ tri giác. Tâm tư, động tác, ngôn ngữ, cử chỉ của người mẹ đều ảnh hưởng đến thai nhi, đều ảnh hưởng đến đứa trẻ. Như thế mới thật sự khẳng định rằng, việc thai giáo của người xưa rất có lý. Đứa trẻ từ khi chào đời, nó mở mắt ra là đã biết nhìn, biết nghe, nó đã bắt đầu học rồi đấy! Cho nên người xưa chú trọng cội rễ giáo dục, đứa trẻ từ khi ra đời cho đến ba tuổi, một ngàn ngày này là cội rễ giáo dục. Trong một ngàn ngày này phải cẩn thận chăm sóc nó. Tất cả những việc bất thiện, không được để nó nghe thấy, không được để nó nhìn thấy, không được để nó tiếp xúc. Cha mẹ phải trông coi kỹ, trước mặt nó, ngôn ngữ cử chỉ của cha mẹ phải hợp lý, phải có quy củ. Vì sao vậy? Vì đứa trẻ học theo mà. Cho nên dân tộc Trung hoa có bề dày lịch sử năm ngàn năm, năm ngàn năm trường trị cửu an, dân tộc này có trí huệ, có đức hạnh. Trên thế giới bốn nền văn minh lớn, ba không còn nữa, duy có Trung quốc còn tồn tại. Đạo lý gì vậy? Giáo dục, hiểu được giáo dục, hoàn toàn tương đồng với tư tưởng giáo dục của đức Phật.

Thật bất hạnh, sau khi Mãn Thanh mất nước, xã hội loạn động, vừa mới thống nhất, người Nhật lại xâm lược Trung Quốc, phát động tám năm chiến tranh, khiến cho nền văn hóa truyền thống Trung Quốc biến mất, hàng ngày chúng ta chạy nạn, bỏ qua mất nền giáo dục truyền thống, cho đến ngày nay vẫn không cách nào phục hồi được. Nền giáo dục ngày xưa là giáo dục Nho Thích Đạo. Nho gia nói lên luân lý đạo đức, Đạo gia nói lên nhân quả, Phật pháp thì viên dung cả Nho và Đạo, và hướng thượng nâng lên một lớp nữa, siêu việt lục đạo, siêu việt thập pháp giới. Nói về văn hóa truyền thống của Trung quốc, không tách rời Phật giáo, ngay cả nước ngoài, như tiến sĩ Thang Ân Tỷ người Anh nói rất rõ: “tâm lượng người Trung Quốc lớn, triều Hán tiếp nhận văn hóa dị tộc, chính là nói đến Phật giáo, là văn hóa Ấn Độ, truyền đến Trung Quốc người Trung quốc tiếp nhận, nghiêm chỉnh học tập. Phật pháp đã khiến cho văn hóa truyền thống của Trung quốc phong phú.” Đây là lời Thang Ân Tỷ nói. Dung hợp thành một thể.

Nền tảng của Nho Thích Đạo tương đồng, đều nói về hiếu thân tôn sư. Người trung quốc rất chú trọng. Nền tảng Phật pháp được kiến lập trên hiếu thân tôn sư. Quí vị xem Tịnh Nghiệp Tam Phước có ghi: “hiếu dưỡng phụ mẫu, phụng sự sư trưởng”, đặt ở câu đầu tiên. Cho nên người Trung quốc thích đạo Phật là có lý. Lão tổ tông của chúng ta dạy giống như đạo Phật dạy, hoàn toàn tùy thuận tánh đức, tùy thuận tự tánh. Đây là điều rất hay!

Từ triều Hán, có hai thể hệ giáo dục rất rõ ràng. Giáo dục nhà Nho là do chánh phủ thúc đẩy, tể tướng dẫn đầu, cả nước thúc đẩy nền giáo dục nhà Nho. Giáo dục của Phật giáo là hoàng đế thúc đẩy, hoàng đế chỉ đạo, cho nên đạo tràng của Phật giáo, đều gọi là Tự. Tự là đế vương chuyên dùng. Quí vị đến tham quan cố cung ở Bắc Kinh, thì thấy được. Tự là danh xưng trong cơ cấu làm việc của chánh phủ. Vì sao lại dùng Tự? Tự là thiết lập vĩnh cửu không được phế trừ. Dưới tể tướng thì dùng bộ, nhưng nó có tăng có giảm, có thể phế trừ, có thể tăng gia. Tự là vĩnh hằng không được biến động, đây là tôn trọng vậy. Dưới hoàng đế có chín tự. Phật giáo truyền vào, cũng gọi là tự, nên biến thành mười tự. Do đế vương chỉ đạo nên truyền bá nhanh hơn Nho. Quí vị xem mỗi huyện chỉ có một miếu Khổng Tử, nhưng chùa Phật không biết bao nhiêu ngôi. Hoàng thượng dẫn đầu làm mà! Lịch đại đế vương, hầu như đại đa số là quy y cửa Phật, đều lễ bái người xuất gia làm thầy, xưng là quốc sư, như Hiền Thủ quốc sư, Thanh Lương quốc sư, là thầy của hoàng thượng đó! Đây là chú trọng giáo dục vậy!

Chúng ta ngày nay nói hóa giải tai họa, muốn trị gốc, trị gốc thì phải nương vào giáo dục. Tôn giáo nhất định phải giáo dục, làm công việc giáo dục tôn giáo. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni khi còn tại thế, ngày nào ngài cũng giảng kinh thuyết pháp, không gián đoạn ngày nào. Một ngày không phải tám tiếng đồng hồ, chúng ta hiểu rồi, nhận biết Phật giáo rồi, mới bội phục ngũ thể đầu địa.

Thầy tôi là Chương Gia đại sư khuyên tôi xuất gia, dạy tôi học theo đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Tôi chấp nhận. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni một đời giảng kinh, bắt đầu từ năm 30 tuổi cho đến năm 79 tuổi ngài viên tịch. 49 năm giảng kinh thuyết pháp.

Năm 26 tuổi tôi bắt đầu học Phật, năm 33 tuổi thì xuất gia, xuất gia rồi là bắt đầu giảng kinh thuyết pháp, dạy Phật học viện. Năm nay 52 tuổi rồi. Phật giáo là giáo dục, chẳng phải mê tín, chẳng phải tôn giáo. Điều này cần nên hiểu, Phật giáo là giáo dục. Cho nên thầy tôi muốn tôi đi con đường này, tôi rất hoan hỷ, một đời dạy học. Khi mới học Phật thầy bảo tôi xem cuốn sách gì? Xem cuốn Thích Ca Phổ, Thích Ca Phương Chí. Thầy nói với tôi: “ Chú muốn học Phật, đầu tiên chú phải nhận biết đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Nếu chú không nhận biết, chú sẽ đi sai đường”. Sự hướng dẫn này vô cùng quan trọng. Ngài không hề dạy tôi đọc kinh gì, niệm chú gì, ngài dạy tôi xem Thích Ca Phương Chí, Thích Ca Phổ. Trong Đại Tạng Kinh có, do người triều Đường viết. Sau khi nhận biết rồi mới hiểu, Ngài là con người, chẳng phải là thần, cũng chẳng phải là tiên. Người Ấn Độ xưng là Phật, người xưa xưng là thánh nhân, cùng một ý nghĩa. Phật là gì? Phật có nghĩa là giác ngộ. Thánh là gì? Thánh có nghĩa là hiểu rõ. Quí vị xem hiểu rõ và giác ngộ cùng một ý nghĩa. Người trung quốc tôn xưng Khổng Tử Mạnh Tử là thánh nhân, ở Ấn độ tôn xưng ngài Thích Ca là Phật. Phật chính là bậc thánh nhân mà người xưa nói, Bồ Tát chính là hiền nhân mà người xưa nói. A La Hán người trung quốc gọi là quân tử. Là danh xưng học vị, điều này quí vị cần hiểu rõ ràng, thì quí vị mới thật sự đạt được lợi ích của Phật pháp, quí vị mới biết trong đây không hề có một chút mê tín nào. Đế vương ngày xưa thông minh, nếu mê tín thì sao họ chấp nhận? Từ nước ngoài truyền đến, trí huệ chân thật, giao lưu là thấy bội phục ngũ thể đầu địa thôi, như thế nên mới tiếp nhận.

Ngày nay chúng ta là đệ tử Phật, đã biến Phật giáo thành tôn giáo, có xứng đáng với đức Phật Thích Ca Mâu Ni chăng? Địa vị của đức Phật Thích Ca Mâu Ni là thầy giáo, giống như Khổng Tử, khi còn tại thế, hữu giáo vô loại. Khổng Tử còn nhận chút học phí, đức Phật Thích Ca không nhận học phí, là thầy giáo tình nguyện. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni có địa vị gì? Là thầy giáo tình nguyện ở xã hội đa nguyên văn hóa, thật đáng để người ta tôn kính! Ngày nay đưa Ngài vào tôn giáo, đưa Ngài vào mê tín, những người đệ tử đời hậu thế như chúng ta có đáng chết không hả?

Đạo tràng, tự viện, am đường ngày xưa, vào thời đại Càn Long còn phổ biến dạy học, nơi đó là gì? Là trường học đấy. Tôi nghĩ Phật giáo biến thành tôn giáo, biến thành mê tín, vào khoảng sau thời Gia Khánh, chưa đến ba trăm năm, khoảng hơn hai trăm năm thôi. Thật sự biến chất là vào thời Từ Hy, cho nên tội của Từ Hy rất nặng. Từ Hy cũng là một Phật tử thuần thành, cũng lạy người xuất gia làm thầy, nhưng bà ấy mê tín, ba ta không tin Phật, mà tin quỷ thần, thích xin xăm bói toán, như thế thì chẳng có cách nào nữa. Trước thời Từ Hy, trong cung đình đời Thanh, mời cao nhân của Nho Thích Đạo vào trong cung giảng dạy. Đế vương dẫn theo tần phi, văn võ đại thần, hàng ngày học tập, tiếp nhận giáo dục. Sau khi Từ Hy nắm được chánh quyền, điều lệ này đã bị trừ bỏ, đổi thành gì? Đổi thành xin xăm. Người dân trên làm dưới bắt chước, hoàng thượng thái hậu, lão Phật gia đều thích thứ này, cho nên nhân gian đều học theo xin xăm, không giảng kinh nữa, biến thành việc cầu an cầu siêu mất rồi. Cho nên từ Từ Hy đến nay mới hai trăm năm thôi, Phật giáo chìm đắm như thế đấy. Khiến chúng ta đau lòng quá! Điều này chẳng thể không biết. Chúng ta phải làm sao đây? Nhất định chúng ta phải học theo đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni ở đâu? Ở trong kinh điển. Quí vị xem hàng ngày chúng ta học kinh giáo học rất vui, cuộc sống của chúng ta vô cùng mỹ mãn.

Năm xưa Phương Đông Mỹ tiên sinh nói với tôi: “học Phật là sự hưởng thụ cao nhất của đời người”. Tôi cám ơn thầy giáo. Thật vậy, đời này tôi hưởng thụ đến chỗ tối cao, là do thầy đã dạy tôi. Nếu thầy không dạy, thì chắc là tôi không có duyên với Phật rồi, tôi không thể tiếp xúc với Phật giáo. Tôi giống như đại chúng trong xã hội ngày nay vậy, đối với Phật giáo có thiên kiến, cho rằng là mê tín, cho rằng là tôn giáo, mà là một tôn giáo rất thấp trong tôn giáo. Vì sao vậy? vì đa thần giáo, cái gì cũng lạy. Tôn giáo cao cấp chỉ có một chân thần, tôn giáo thấp thì ai cũng lạy. Điều này sai lầm rất lớn! Nếu không có Thầy Phương sửa đổi, thì miên viễn tôi không thay đổi. Cho nên tôi gặp được ba thầy giáo tốt. Thứ nhất là thầy Phương Đông Mỹ, thứ hai là Chương Gia đại sư. Sau khi Chương Gia đại sư vãng sanh, tôi theo thầy Lý. Theo thầy Phương là lớp vỡ lòng, ba năm theo Chương Gia đại sư là xây dựng nền móng, sau này theo thầy Lý mười năm, giảng kinh thuyết pháp là do Thầy Lý dạy. Con đường này chính xác!

Xã hội ngày nay, tôi thấy có sáu dạng Phật giáo, đó là hình thức của Phật giáo. Thứ nhất là giáo của đức Phật Thích Ca Mâu Ni, chúng ta kế thừa, đó là giáo dục, giáo dục của đức Phật.

Thứ hai là tôn giáo Phật giáo, rất nhiều, rất phổ biến.

Thứ ba là học thuật Phật giáo. Tôi cũng đã từng làm qua, mang kinh Phật dạy trong trường đại học, gọi là triết học kinh Phật, tôi còn nhớ tôi đã dạy năm năm. Học thuật Phật giáo đấy!

Ngày nay còn có du lịch Phật giáo, tôi thấy được ở Đại Lục, du lịch thăm quan Phật giáo.

Xí nghiệp Phật giáo, mở ra rất nhiều tự viện dây chuyền, dùng phương thức xí nghiệp để quản lý, nghe nói còn mang ra chợ nữa.

Cuối cùng là tà giáo Phật giáo. Tổng cộng là sáu loại.

Quí vị học Phật, học loại nào vậy? Cần nên hiểu rõ ràng minh bạch, bằng không quí vị sẽ mê tín đấy! Nói đến đây, đạo tràng nhỏ của chúng tôi, đạo tràng nhỏ có quy củ, là đạo tràng làm công việc dạy học. Hiệp đây là một đạo tràng dạy học. trên địa cầu này Phật giáo rất nhiều, người tin Phật trên toàn thế giới có đến sáu, bảy ức, có nhiều người tin Phật như thế, nhưng ngày nay người thật sự đi vào con đường giáo dục Phật giáo thì không có. Chúng ta phải dẫn đầu, chúng ta cần có một chỗ dẫn đầu, làm được có thành tích rồi, khiến cho những đạo tràng khác đến đây xem và học tập theo, từ từ thúc đẩy, làm cho nền giáo dục của đức Phật phục hưng trở lại, như thế là đúng. Thầy Phương Đông Mỹ năm xưa đã nhiều lần nói với tôi, muốn phục hưng Phật giáo Trung Quốc, nhất định phải phục hồi là chế độ tòng lâm. Chế độ tòng lâm được kiến lập vào đời Tùy Đường. Đó là gì? Đó là đại học chính quy, khi đức Phật Thích Ca Mâu Ni còn tại thế là tư nhân dạy học, như Khổng Tử vậy, chưa có cách dạy chánh thức này, truyền đến Trung quốc đây là cách mạng Phật giáo, khiến Phật giáo chánh quy. Quí vị xem trong tòng lâm, nghĩa là ngôi chùa lớn, phân phối chức vụ, chủ tịch, nghĩa là trụ trì, phương trượng là hiệu trưởng, hòa thượng thủ tọa là giáo vụ trưởng, lo việc giáo vụ, duy na lo việc huấn đạo, giám viện là quản tổng vụ. Hoàn toàn giống như trường học ngày nay vậy, chỉ là danh xưng bất đồng, nhất định chúng ta phải hiểu rõ, nhất định phải đưa Phật giáo trở về với dạy học, thì chúng ta sẽ không uổng công. Hy vọng quí vị học tập nghiêm chỉnh, học được Phật pháp rồi, thứ nhất thân tâm khỏe mạnh, già mà không suy, chẳng phải là tốt sao? Trên quốc tế hình tướng này khiến cho người ta ngưỡng mộ, tuổi tác rất lớn nhưng xem ra chưa già, chuyện này bản thân mình có thể làm chủ được, quí vị không bị bệnh, sau đó có thể giúp cho việc hóa giải tai họa. Ngày nay tôn giáo đoàn kết, tôn giáo hỗ tương học tập, cho nên chúng tôi có ý mở trường, nhân duyên này chắc là thành thục ở Úc Châu, muốn mở trường đại học ở Úc Châu. Ở thôn Di Đà mở bệnh viện. Ngày nay chúng tôi đang quy hoạch, những việc này làm được rồi, đây là bộ mặt mới của Phật giáo trên xã hội này, chứ chẳng phải là mê tín! Chúng ta dẫn đầu, từ nhỏ từ từ lớn ra. Đây cũng là quảng hiệp tự tại vô ngại vậy. Chúng ta học rồi thì phải biết dùng chứ, ánh sáng của đạo tràng chúng ta tỏa ra bốn phía, sẽ ảnh hưởng đến rất nhiều người.

Hết giờ rồi, hôm nay chúng ta học đến đây.

HẾT TẬP 52