tịnh địa

Phật Quang Đại Từ Điển

(淨地) I. Tịnh Địa. Khu đất thanh tịnh, tỉ khưu được phép cư trú tại đó mà không phạm giới. II. Tịnh Địa. Chỉ cho pháp quán đặc biệt trong Mật giáo được tu để thanh tịnh hóa cõi nước Y báo. Vì nếu đất không thanh tịnh thì tu pháp khó được linh nghiệm, cho nên cần phải làm cho chỗ đất ấy thanh tịnh. Khi tu pháp, sau khi quán chữ (raô), thường kết tụng ấn minh(kết ấn khế và tụng chân ngôn) của pháp quán này. Quán chữraô thì làm thanh tịnh cả Y báo và Chính báo, còn quán đất sạch (tịnh địa) thì chỉ làm sạch riêng Y báo mà thôi. Vì lửa trí chữraô đốt hết các thứ nhớp nhúa, uế độ liền trở thành tịnh độ Mật nghiêm hoa tạng; ở trước ngực kết các ấn tướng tịnh địa Kim cương hợp chưởng, Hỏa luân ấn, quán tưởng tất cả pháp xưa nay vốn xa lìa bụi bẩn; nếu kết tụng ấn ngôn này thì khí thế giới được thanh tịnh. Ấn tướng nói trong Kim cương vương niệm tụng nghi quĩ là 2 bàn tay xòe ra như hoa sen nở, gọi là Tịnh khí giới chân ngôn ấn. Tức dùng hoa sen biểu thị nghĩa bản tính thanh tịnh. Chân ngôn là: La nho (rajo, bụi) ba nga đa (pagata#, lìa) tát phạ đạt mạc (sava dharma#, tất cả pháp). Tức tất cả pháp đều vắng lặng và xa lìa bụi nhơ.[X. kinh Đại giáo vương Q. thượng (bản 3 quyển)].