tiểu thừa nhị thập bộ

Phật Quang Đại Từ Điển

(小乘二十部) Hai mươi bộ phái của Tiểu thừa giáo. Về số lượng, nguyên nhân và niên đại phân chia các bộ phái từ xưa đã có rất nhiều thuyết, nhưng cho đến nay vẫn chưa xác định được. Theo luận Dị bộ tông luân, sau khi đức Phật nhập diệt hơn 100 năm, nước Ma yết đà có các bậc Long tượng trong 4 chúng bàn luận về 5 việc do tỉ khưu Đại thiên nêu ra, vì các ý kiến không được nhất trí cho nên đã chia thành 2 bộ là Thượng tọa và Đại chúng. Về sau, Đại chúng bộ lại chia thành 9 bộ, Thượng tọa bộ chia thành 11 bộ, cộng chung là 20 bộ. Ngoài 2 bộ căn bản là Thượng tọa bộ và Đại chúng bộ ra, 18 chi phái còn lại được gọi là Thập bát dị bộ. Luận chủ của 18 bộ phái này được gọi là Thập bát bộ chủ.I. Chín bộ của Đại chúng bộ. 1. Đại chúng bộ (Phạm: Mahà= saôghikà#), Hán âm là Ma ha tăng kì bộ (cũng gọi Mạc ha tăng kì ni ca da, Phạm: Mahàsaôghika-nikàya), Tổ khai sáng là ngài Đại thiên, dùng Duyên khởi quan để lập luận, chủ trương Hiện tại có thực thể, quá khứ, vị lai không có thực thể.2. Nhất thuyết bộ (Phạm: Ekavyàvahàrika#): Kinh Văn thù vấn gọi là Chấp nhất ngữ ngôn bộ, chủ trương Pháp thế gian và pháp xuất thế gian đều không có thực thể, chỉ là giả danh, gần giống như thuyết Vô tướng giai không của Bát nhã Đại thừa. 3. Thuyết xuất thế bộ (Phạm: Lokottaravàdina#), cũng gọi Xuất thế gian thuyết bộ, Xuất thế gian ngôn ngữ bộ. Bộ này chủ trương pháp thế gian từ điên đảo sinh ra phiền não, phiền não sinh ra nghiệp, nghiệp sinh ra quả báo, quả báo là khổ. Pháp xuất thế gian thì từ đạo sinh ra, đạo quả do tu đạo mà sinh chính là Niết bàn.4. Kê dận bộ (Phạm: Kaukyỉikà#), cũng gọi Khôi sơn trụ bộ, Quật cư bộ, Cao câu lê ha bộ. Chủ trương Tùy nghi sinh hoạt, tùy nghi ăn uống, tùy nghi cư trú, chỉ cầu mau dứt phiền não chính là ý Phật. 5. Đa văn bộ (Phạm: Bahuzrutìyà#): Bộ chấp dị luận gọi là Đắc đa văn bộ. Tư tưởng của bộ này phảng phất hình thái triết học Áo nghĩa thư. 6. Thuyết giả bộ (Phạm: Prajĩaptìvàdinà#), cũng gọi Thi thiết luận bộ, Phân biệt thuyết bộ, Phân biệt bộ. Bộ này cho rằng thế giới hiện thực có 2 mặt giả và thực. 7. Chế đa sơn bộ (Phạm: Caitya= zailà#). 8. Tây sơn trụ bộ (Phạm: Apara= zailà#). 9. Bắc sơn trụ bộ (Phạm: Uttasa= zailà#). Ba bộ (7, 8, 9) này do bàn lại 5 việc của Đại thiên mà chia ra 2 phái tán thành và phản đối. Trong đó, những người vốn đã ở tại núi Chế đa tức là Chế đa sơn bộ, những người dời đến trụ ở phía tây núi, tức là Tây sơn trụ bộ, còn những người trụ ở phía bắc núi thì gọi là Bắc sơn trụ bộ.II. Mười một bộ của Thượng tọa bộ. 1. Tuyết sơn bộ(Phạm:Haimavatà#), cũng gọi Bản thượng tọa bộ, Tiên thượng tọa bộ, Thượng tọa đệ tử bộ. Bộ này chủ trương không có Trung hữu (thân trung ấm).2. Thuyết nhất thiết hữu bộ (Phạm: Sarvàstivàdà#): Dùng vô thường vô ngã làm cơ sở để lập luận, chủ trương Ba đời thật có, pháp thể hằng có. 3. Độc tử bộ(Phạm:Vàtsiputrìyà#), cũng gọi Khả trụ đệ tử bộ, Bá thư tử bộ. Bộ này lấyBản thể luận làm trung tâm, tức là dùng tạng Bất khả thuyết Ngã chẳng phải tức là uẩn chẳng phải lìa uẩn để phá trừ vọng chấp Ngã tức là uẩn của phàm phu và Ngã lìa uẩn của ngoại đạo.4. Pháp thượng bộ (Phạm: Dharmo= ttarìyà#), cũng gọi Đạt ma uất đa lê bộ, Pháp thắng bộ. 5. Hiền trụ bộ (Phạm: Bhadra= yànìyà#), cũng gọi Hiền thừa bộ, Hiền bộ, Bạt đa la da ni bộ. 6. Chính lượng bộ (Phạm: Saômitìyà#), cũng gọi Nhất thiết sở quí ộ, Tam di để bộ, Chính lượng đệ tử bộ. Chủ trương Hữu ngã luận. 7. Mật lâm sơn bộ (Phạm: Saịịàgarikà#), cũng gọi Nhận sơn bộ, Lục thành bộ, Mật lâm trụ bộ. Cứ theo luận Dị bộ tông luân thì 4 bộ (4, 5, 6, 7) trên đây được tách ra từ Độc tử bộ, do bất đồng ý kiến về bài kệ Dĩ giải thoát cánh đọa, Đọa do tham phục hoàn, Hoạch an hỉ sở lạc, Tùy lạc hành chí lạc. 8. Hóa địa bộ(Phạm:Mahìzàsakà#), cũng gọi Đại bất khả khí bộ, Di sa bộ, Chính địa bộ, Giáo địa. Bản thể luận của bộ phái này lập thuyết 9 vô vi, chủ trương Phật và Nhị thừa đều cùng một đạo, cùng một giải thoát. 9. Pháp tạng bộ (Phạm: Dharmaguptà#), cũng gọi Pháp hộ bộ, Đàm vô đức bộ. Bộ này lập thuyết Ngũ tạng: Kinh, Luật, Đối pháp(A tì đạt ma), Minh chú và Bồ tát bản hạnh sự, đặc biệt xem trọng Minh chú tạng và Bồ tát tạng, mở đường cho Mật giáo Đại thừa ở đời sau.10. Ẩm quang bộ (Phạm: Kàzya= pìyà#), cũng gọi Ca diếp tỉ bộ, Ưu lê sa bộ, Thiện tuế bộ, Ẩm quang đệ tử bộ, Ca diếp duy, Ca diếp di bộ. Chủ trương tất cả các hành đều diệt trong khoảng sát na. 11. Kinh lượng bộ (Phạm: Sautràntika), cũng gọi Thuyết độ bộ, Kinh bộ, Thuyết kinh bộ, Tăng ca lan đa, Tu đa la luận, Sư trưởng bộ. Bộ phái được chia ra từ Thuyết nhất thiết hữu bộ, nhưng khác với Thuyết nhất thiết hữu bộ vốn xem trọng Luận thì bộ này là xem trọng Kinh, cho kinh là Chính lượng và lập thuyết Tâm vật nhị nguyên. Ngoài ra, về tình hình chia rẽ và tên gọi của các bộ phái thì trong kinh Xá lợi phất vấn, kinh Văn thù sư lợi vấn, Đại sử, Đảo sử, Giáo đoàn phân liệt tường thuyết của ngài Thanh biện, Ấn độ Phật giáo sử của Đa la na tha, Ấn độ chi Phật giáo, Thuyết nhất thiết hữu bộ vi chủ đích luận sư dữ luận thư chi nghiên cứu của ngài Ấn Thuận… đều có ghi chép, nhưng có hơi khác nhau, nay đồ biểu như sau: 1. Thuyết củaluận Dị bộ tông luân: Đại Chúng Bộ –Nhất thuyết bộ –Thuyết xuất thế bộ– –Kê dận bộ –Đa văn bộ –Thuyết giả bộ –Chế đa sơn bộ –Tây sơn trụ bộ –Bắc sơn trụ bộ Phân chia lần 1 trong vòng 200 năm sau Phật nhập diệt Phân chia lần 2 trong vòng 200 năm sau Phật nhập diệt Phân chia lần 3 trong vòng 200 năm sau Phật nhập diệt Phân chia lần 4 trong vòng 200 năm sau Phật nhập diệt Thượng Tọa Bộ Tuyết sơn bộ (Phân chia lần 1 trong vòng 300 năm sau Phật nhập diệt) (Phân chia lần 4 trong vòng 300 năm sau Phật nhập diệt) (Phân chia lần 5 cũng trong vòng 300 năm sau Phật nhập diệt) (Phân chia lần 6 vào giai đoạn cuối 300 năm sau Phật nhập diệt) (Phân chia lần 7 vào giai đoạn đầu 400 năm sau Phật nhập diệt) –Hóa địa bộ –Pháp tạng bộ –Ẩm quang bộ –Kinh lượng bộ Thuyết nhất thiết hữu bộ –Pháp thượng bộ –Hiền trụ bộ –Chính lượng bộ –Mật lâm sơn bộ Độc tử bộ là phân chia lần 2 trong vòng 300 năm sau Phật nhập diệt. Bốn phái sau đó là phân chia lần 3, cũng trong vòng 300 năm sau Phật nhập diệt. –Độc tử bộ 2. Thuyết của kinh Xá lợi phất vấn: Ma ha tăng kỳ Tha Ty La –Di sa tắc –Đàm vô khuất đa ca –Tô bà lợi sư –Đàm ma úy đa biệt ca –Bạt đà la da ni –Sa ma đế –Sa na lợi ca –Tì bà ha la –Lô ca úy đa la –Câu câu la –Bà thu lũ đa kha –Bát lạp nhã đế bà da na –Ma ha đề bà –Chất đa la –Mạt đa lợi –Tát bà đa –Độc tử bộ Ca diếp duy Tu đa lan bà đề na Tăng già lan đề ca3. Thuyết của kinh Văn thù sư lợi vấn: Ma ha tăng kì Chấp nhất ngữ ngôn Xuất thế gian ngữ ngôn Cao câu lợi kha Đa văn Chỉ để kha Đông sơn Bắc sơn Đại bất khả khí Ca diếp tỉ Thể tì lí Nhất thiết ngữ ngôn Tuyết sơn Độc tử Pháp thắng Hiền trụ Nhất thiết sở quí Nhận sơn Pháp hộ Tu đố lộ cú 4. Thuyết của Đại sử do Nam phương truyền: Đại chúng bộ Thượng tọa bộ Đời sau, Ấn Độ lại chia ra Các bộ phái ở Tích lan–Ngưu gia bộ –Nhất thuyết bộ –Chế đa bộ (Án đạt la phái) –Hóa địa bộ –Độc tử bộ –Tuyết sơn bộ –Vương sơn bộ –Nghĩa thành bộ –Đông sơn bộ –Tây sơn bộ –Kim cương bộ –Hữu bộ – Ẩm quang bộ – Thuyết chuyển bộ – Kinh bộ –Pháp tạng bộ –Thuyết giả bộ –Đa văn bộ –Đại tự phái –Vô úy sơn tự phái –Pháp hỉ bộ –Kỳ đà lâm tự phái –Hải bộ –Pháp thượng bộ –Hiền trụ bộ –Lục thành bộ –Chính lượng bộ5. Thuyết của Đảo sử do Nam phương truyền: Mahàsaíghika Gokulika Ekalbohàrika Cetiya Bahussutaka Paĩĩtti Thera Mahiôsàsaka Vajjiputtaka –Dhammuttarika –Bhaddàyanìya –Channàgarika –Sammiti –Sabbatthivàda Kassapika Saôkantika Suttavàda –Dhammagutta 6. Thuyết thứ nhất của ngài Thanh biện vàThuyết của Thượng tọa bộ nói trong Ấnđộ Phật giáo sử của Đa la na tha: Đại Chúng Bộ Thượng Tọa Bộ –Căn bản đại chúng bộ –Nhất thuyết bộ –Thuyết xuất thế bộ –Đa văn bộ –Thuyết giả bộ –Chế đa sơn bộ –Đông sơn trụ bộ –Tây sơn trụ bộ –Căn bản thượng tọa bộ –Thuyết nhất thiết hữu bộ –Độc tử bộ –Pháp thượng bộ –Hiền trụ bộ –Nhất thiết sở quí bộ –Hóa địa bộ –Pháp tạng bộ –Thiên tuế bộ –Thượng nhân bộ 7. Thuyết thứ 2 của ngài Thanh biện vàThuyết của Đại chúng bộ nói trong Ấn độ Phật giáo sử của Đa la na tha: –Thượng tọa bộ –Hóa địa bộ –Ẩm quang bộ –Pháp tạng bộ –Đồng diệp bộ –Đại chúng bộ –Căn bản đại chúng bộ –Đông sơn bộ –Tây sơn bộ –Vương sơn bộ –Tuyết sơn bộ –Chế đa bộ –Lục đế bộ –Kê dận bộ Hữu bộ Độc tử bộ –Căn bản hữu bộ –Kinh bộ –Chính lượng bộ –Pháp thượng bộ –Hiền trụ bộ –Lục thành bộ –Phân Biệt Thuyết Bộ 8. Thuyết thứ 3 của ngài Thanhbiện: Thượng Tọa Bộ Căn bản thượng tọa bộ Tuyết sơn bộ Độc tử bộ Đại sơn bộ Chính lượng bộ Pháp thượng bộ Hiền trụ bộ Lục thành bộ Thuyết nhất thiết hữu bộ Phân biệt thuyết bộ Hóa địa bộ Pháp tạng bộ Đồng diệp bộ Ẩm quang bộ Căn bản hữu bộ Thuyết chuyển bộ Đại Chúng Bộ Nhất thuyết bộ Kê dận bộ Đa văn bộ Thuyết giả bộ Chế đa bộ9.Thuyết của Chính lượng bộ ghi trong Ấn độ Phật giáo sử của Đa la na tha: –Căn bản đại chúng bộ –Nhất thuyết bộ –Kê dận bộ –Đa văn bộ –Thuyết giả bộ –Chế đa bộ –Căn bản hữu bộ –Phân biệt thuyết bộ –Hóa địa bộ –Pháp tạng bộ –Đồng diệp bộ –Ẩm quang bộ –Thuyết chuyển bộ –Đại Chúng Bộ –Hữu Bộ –Độc Tử Bộ –Tuyết Sơn Bộ –Căn bản độc tử bộ –Pháp thượng bộ –Hiền trụ bộ –Chính lượng bộ 10. Thuyết của Hữu bộ ghi trong Ấn độ Phật giáo sử của Đa la na tha: –Đông sơn bộ –Tây sơn bộ –Tuyết sơn bộ –Thuyết xuất thế bộ –Thuyết giả bộ –Căn bản hữu bộ –Ẩm quang bộ –Hóa địa bộ –Pháp tạng bộ –Đa văn bộ –Đồng diệp bộ –Phân biệt thuyết bộ –Kỳ đa lâm trụ bộ –Vô úy sơn bộ –Đại tinh xá bộ –Địa thuyết sơn bộ –Thủ hộ bộ –Độc tử bộ –Đại Chúng Bộ –Hữu Bộ –Thượng Tọa Bộ –Nhất Thiết Sở Quí Bộgiáo (Pàli:Thera-vàda). Trong 45 năm, từ sau khi đức Phật bắt đầu giáo hóa độ sinh cho đến lúc Ngài nhập diệt, thì giáo pháp cơ bản và chế độ giới luật, trên đại thể, đã được xác lập. Nhưng, sau khi đức Phật nhập diệt hơn 100 năm, Tiểu thừa Phật giáo vì có chủ trương khác nhau về Luật học và Nghĩa học nên đã chia thành 2 phái lớn là Bảo thủ(Thượng tọa) và Cách tân(Đại chúng). Đến khoảng 300 năm sau Phật nhập diệt, lại từ 2 phái lớn này chia ra thành 20 bộ phái, mỗi bộ phái đều là 1 giáo đoàn tỉ khưu lấy hệ thống luận thư A tì đạt ma (Phạm: bhidharma) làm trung tâm. Tông Hoa nghiêm Trung quốc đã y cứ vào sự sâu cạn của giáo lí mỗi phái mà phân loại 20 bộ phái làm 6 tông sau đây: 1. Pháp ngã câu hữu tông: Chủ trương