tiểu thừa luận

Phật Quang Đại Từ Điển

(小乘論) Cũng gọi A tì đàm, Tiểu thừa a tì đàm. Chỉ cho các bộ luận thuộc về Tiểu thừa, như các luận Phát trí, Lục túc… trong tạng A tì đàm(tạng Luận)và các sách chú thích các luận này. Theo phần ghi chú trong luận Tạp a tì đàm tâm quyển 1 thì ngài Hòa tubànđầu từng y cứ vào luận A tì đàm tâm để giải thích 6000 bài kệ, mộtLuận sư khác cũng soạn lời giải thích 16000 bài kệ; Tổ của Kinh lượng bộ là ngài Cưu ma la đa thì soạn các luận Dụ man, Si man, Hiển liễu… ngài Thấtlợilađa thì soạn luận Tì bà sa củaKinh bộ. Theo Lịch đại tam bảo kỉ quyển 15 thì Ngụy thế chúng kinh mục lục có chia ra luận Đại thừa và luận Tiểu thừa, trong đó luận Tiểu thừa có tất cả 6 bộ; Tề thế chúng kinh mục lục thì ghi A tì đàm Tiểu thừa có tất cả 54 bộ, 421 quyển; Chúng kinh mục lục quyển 5 của ngài Pháp kinh đời Tùy thì chia A tì đàm của Tiểu thừa thành 6 thứ: Nhất dịch, Dị dịch, Thất dịch, Biệt sinh, Nghi hoặc và Ngụy vọng, tổng cộng 116 bộ, 482 quyển. Khai nguyên thích giáo lục quyển 27 thì liệt luận Tiểu thừa gồm 36 bộ, 698 quyển. Súc loát Đại tạng kinh của Nhật Bản thì thu 46 bộ, 722 quyển luận Tiểu thừa. Tiểu thừa Hữu bộ vốn lấy A tì đạt ma làm tông, nên chủ trương Luận tạng là do chính đức Phật nói ra và được ngài Đại Ca diếp tụng lại trong kì kết tập kinh điển lần thứ nhất sau khi đức Phật nhập diệt.Luận Đại trí độ quyển 2 cũng cho rằng Luận tạng do đức Phật nói và do ngài A nan kết tập. [X. Ngạn tông lục; Lịch đại tam bảo kỉ Q.14; Đại Đường tây vực kí Q.12; Trinh nguyên tân định thích giáo mục lục Q.23, 25, 30; Đại minh tam tạng thánh giáo mục lục; Tùy thư kinh tịch chí thứ 30]. (xt. Tiểu Thừa Phật Giáo).