tiên nhân

Phật Quang Đại Từ Điển

(仙人) Phạm:Fwi. Pàli:Isi. I. Tiên Nhân. Hán âm: Sư lợi, Lí thủy. Cũng gọi: Thần tiên, Đại tiên, Tiên thánh. Gọi tắt: Tiên. Người ở núi rừng giữ được mệnh sống dài lâu. Theo kinh Phật mẫu đại khổng tước minh vương quyển hạ, những tiên nhân này đều giữ giới cấm được trọn vẹn, thường tu khổ hạnh, đầy đủ uy đức, có ánh sáng lớn, hoặc ở nơi sông ngòi, hoặc ở chỗ núi rừng, ăn trái cây, uống nước suối, có 5 thần thông, bay đi trong hư không, tất cả đều không bị chướng ngại. Phật được gọi là Đại tiên, vì Ngài là bậc tôn quí nhất trong hàng Tiên nhân. Trong kinh điển Phật giáo có nói đến rất nhiều chủng loại và danh xưng của hàng Tiên nhân. Như kinh Giáo Đàm di trong Trung a hàm quyển 30 có nêu tên của 7 vị Cổ tiên; phẩm Vấn a la la trong kinh Phật bản hạnh tập quyển 32, liệt kê tên của 29 Tiên nhân; kinh Phật mẫu đại khổng tước minh vương quyển hạ, nêu tên của 68 vị Đại tiên; kinh ĐạiPhật đính thủ lăng nghiêm quyển 8 thì liệt kê 10 loại Tiên nhân. Ngoài ra, ở Trung quốc từ nghìn xưa cũng thịnh hành thuyết Thần tiên. [X. phẩm Thế bản duyên trong kinh Trường a hàm Q.22; phẩm Tinh Tú trong kinh Phương đẳng đại tập Q.41; phẩm Đề bà đạt đa trong kinh Pháp hoa Q.4]. II. Tiên Nhân. Chỉ chung các tác giả của những bài thơ kệ trong kinh Phệ đà của Ấn độ cổ đại; về sau cũng chỉ chung cho các Thánh nhân, tức những người có năng lực thần thông rất lớn. Thông thường được chia làm 3 loại: 1. Người xuất thân từ thần, gọi là Thiên tiên (Phạm:Devafwi). 2. Người xuất thân từ Bà la môn, gọi là Phạm tiên (Phạm: Brahmafwi). 3. Người xuất thân từ Sát đế lợi, gọi là Vương tiên (Phạm:Ràjafwi). Cũng có khi chia làm 7 loại, tức ngoài 3 loại nói trên, còn có Đại tiên (Phạm: Mahàfwi), Chí thượng tiên (Phạm: Paramafwi) và Đa văn tiên (Phạm: Zrutafwi).