TIỀN KIẾP CỦA TÔI
Tác giả: Phil Hirsch
Người gởi và giới thiệu: Ngô Tâm Chân
Hiệu đính: Hạnh Đoan

Diễn đọc: Huệ Tâm

 

TIỀN KIẾP CỦA TÔI

“Tôi tên Phil Hirsch. Là một tình nguyện viên thường trú Vạn Phật Thánh Thành; nhiệm vụ của tôi là bảo trì phòng âm thanh.

Khi còn rất nhỏ, vào khoảng năm hay sáu tuổi gì đó, cha mẹ tôi mua nhà mới và chúng tôi đi xem căn nhà đó.

Tôi nhìn thấy một cây đàn piano trong một căn phòng. Đó là đầu tiên trong đời tôi được nhìn thấy cây đàn dương cầm) Tôi tiến tới đặt tay của mình lên những phím đàn, và bỗng có cảm giác hệt như mình đang mơ:

Tôi nhìn thấy tay mình đang chơi trên phím đàn, chồng lên trên đôi tay thật của tôi, như thể là tôi được hoán đổi vậy. Tôi nhìn vào bàn phím và ngay lập tức hiểu ra làm sao để chơi đàn. Cuối ngày đó, tôi viết một bài hát thật ngắn và đã rất hồi hộp khi khám phá cây đàn dương cầm.

Suốt thời gian này, mẹ tôi thường hay nóng giận với tôi. Xem như từ lúc tôi sinh ra cho đến khi tám hay mười tuổi gì đó, mẹ luôn luôn quát mắng và đánh tôi. Một ngày nọ, lúc khoảng mười tuổi, tôi nói với bà rằng mẹ không nên làm như thế nữa. Mẹ nhìn tôi và quay người bỏ đi rất nhanh. Từ đó trở đi, bà không bao giờ đánh tôi nữa. Bà có quát mắng tôi đôi chút, nhưng dừng hẳn việc đánh đập tôi.

Cuộc đời tôi cứ thế tiến triển, tôi vẫn có những ý niệm mơ hồ về quãng đời quá khứ, đặc biệt là những gì liên quan tới âm nhạc.

Giờ tôi đã ở tuổi 71. Tôi bàn về âm nhạc và chơi nhạc một cách chuyên nghiệp, thành là nhà sản xuất băng đĩa, là kỹ sư thu âm; và còn dạy cách làm sao để sáng tác và chơi nhạc cho thật hay. Tuy nhiên, cho tới tận hôm nay tôi vẫn không thể đọc hay viết nhạc. (Âm nhạc đến với tôi một cách trực giác).

Tôi được giới thiệu về Đạo Phật vào năm 1961 và có lẽ một phần là nhờ vào thiền, tôi nhớ được những kiếp khác (của mình). Một lần, khi tôi đang thiền, tôi thấy một cảnh tượng: Có một ngôi nhà, tôi ở trong đó, đang nhìn xuống quang cảnh đường phố Châu Âu (cách đây hàng trăm năm). này là ban đêm, tuyết rơi đầy bên ngoài.

Một phụ nữ đang bước về phía ngôi nhà. Tay cô đang bồng một đứa bé. Cô gõ cửa. Một người đàn ông lớn tuổi bước ra và ngay lập tức tôi nhận ra người đàn ông lớn tuổi đó chính là tôi, còn người phụ nữ ấy là con gái tôi, nó vừa mới có một đứa con ngoài giá thú.

Trong kiếp đó, tôi rất quan tâm đến danh vọng và giàu sang và tôi đã đạt được cả hai: Sự giàu có và danh tiếng của một nhà soạn nhạc. Tôi là nhạc trưởng.

Tất nhiên tôi rất phiền giận con gái, đến nỗi tôi từ nó và đuổi nó ra khỏi nhà cùng với đứa con ngoại hôn, mà không hề thương xót. Bởi tôi rằng con gái tôi đã làm nhơ nhuốc tên tuổi và danh tiếng tôi.

Sau đó tôi đã nhận ra mẹ tôi hiện thời chính là con gái tôi trong kiếp trước.

Một lần tôi hỏi rằng mẹ có còn nhớ đã từng đánh đập tôi khi tôi còn nhỏ không? Tôi thấy mẹ nhìn tôi bằng đôi mắt đầm đìa lệ và bà đáp rằng: Mẹ có nhớ! Vì “không một ngày nào trôi qua mà mẹ không nhớ những việc đó”. Bà còn nói “Mẹ không hiểu tại sao mình lại có thể đánh con khủng khiếp như vậy!”

Mẹ tôi xin tôi tha thứ và tôi đã tha thứ cho bà.

Chúng tôi còn nói thêm chút nữa về chuyện đó và tôi nghĩ chuyện đã qua. Trong lúc bàn về chuyện này, tôi vẫn chưa biết rõ nghiệp quá khứ của chúng tôi; về sau này tôi mới biết trong lúc thiền tập.

Nhưng sau khi thấy cảnh đó, tôi hiểu ra nguyên nhân vì sao mẹ đánh tôi. Chính bởi vì hành động tàn nhẫn mà tôi đã dành cho bà và cháu ngoại tôi trong kiếp trước; và tôi cảm thấy thật khủng khiếp.

Sau đó, tôi lập nguyện để chấm dứt sự lộn xộn trong gia đình do Lòng tham, sân hận và ngu si của chúng tôi.

Mẹ tôi đã mất cách đây mấy năm, bà thọ 96 tuổi Từ thập niên 1970 cho đến khi bà mất, chúng tôi đã trở nên rất gần gũi.

Hai năm trước, lúc bà nằm trên giường hấp hối, tôi đã cầm lấy tay bà trong khi bà nhìn tôi mấp máy hỏi:

“Làm sao con vẫn có thể yêu mẹ, dù mẹ đã xử tệ với con khi con còn rất nhỏ?”

Thời gian dài đã trôi qua, nhưng ký ức đó không ngừng ám ảnh bà. Xem như suốt đời mẹ tôi luôn sống với ký ức đó.

Tôi không biết làm sao để giải thích với mẹ rằng đó là do lỗi của tôi. Là nguyên nhân khiến bà đánh tôi. Do vậy mà tôi phát nguyện sẽ chấm dứt hết những điều gây ra sự phiền toái cho mọi người trong gia đình và bản thân mình.

Chúng ta đang ở trong thời kỳ Mạt Pháp, thời mà lòng tham lam, sân si luôn được công nhận. Thật khó để tu hành trong thế giới mà ai cũng đồng ý rằng nổi sân không sao, tham lam cũng chấp nhận được.

Một lần tôi đến Vạn Phật Thánh Thành (khoảng bốn năm về trước); ở đây tôi có được những vị thiện tri thức dìu dắt và được học những bản Kinh thật tuyệt vời. Nhờ vậy, cuối cùng tôi hiểu ra cách điều tâm ưu việt. Điều mà trước đó suốt cuộc đời mình, tôi đã không được biết, cho dù tôi có tọa thiền.

Mặc dù Đức Phật đã dạy suốt bao nhiêu năm và thuyết nhiều Kinh Điển, tôi nhận ra Kinh Điển thực sự rất đơn giản. Nhưng việc tu và thực hành cho tương đồng với sự hiểu biết này quả rất khó khăn.

Làm sao để chuyển sân hận thành không sân đây? Tôi kiên nhẫn thực hành…

Phải nói là vô cùng Kiên nhẫn, trường kỳ kiên nhẫn. Khi tôi cảm thấy niệm sân hận đang dâng lên, tôi hít thở một hơi sâu và kiên nhẫn điều phục.

Thật vô cùng kỳ diệu, vì chỉ mất đi vài phút để làm tiêu tan sự sân hận.

Khi tôi hành trì một cách kiên nhẫn. Nếu tôi nhận ra mình tham lam và đang nghĩ quá nhiều cho bản thân, thì tôi thực hành lòng bao dung.

Điều này thật đơn giản. Khi tôi khởi phiền não, và tôi kịp nhận ra điều đó thì tôi tìm ra phương pháp đối lập và thực hành ngay.

Tôi trị lòng sợ hãi bằng can đảm, trị niệm tức giận bằng nhẫn nhịn, trịtaam tham lam bằng bao dung và phá ngu si trị bằng trí tuệ.

Trong lễ kỷ niệm 50 năm mà chúng ta vừa thực hiện hồi tháng 6 vừa qua, trong lúc làm lễ hội, có người yêu cầu tôi dời bàn âm thanh qua chỗ khác. Tôi khởi ý tức giận và nói, “Không, không được, tôi không thể. ông Phú Lâm khẽ nhắc nhở tôi về hoàn cảnh thực tế lúc đó. Ngay khi tôi đang cố biện bạch để giữ chỗ cho mình thì tôi nhận ra việc di chuyển cái bàn 6 feet (1,8 mét) để nhường khoảng trống cho họ cần thật đơn giản làm sao. Khi đang biện hộ cho mình, tôi trở nên sân giận hung dữ, tôi kịp nhận ra và thầm cảm thấy xấu hổ về mình. Phát hiện rõ là mình đang quá ngu si. Nhờ mọi người ở đây nhắc nhở nhẹ nhàng đã giúp tôi thể dịu đi sự giận dữ và đồng ý di chuyển cái bàn.

VIỆC DI CHUYỂN CÁI BÀN CHỈ MẤT CÓ HAI GIÂY, NHƯNG SỰ GIẬN DỮ CỦA TÔI LÀM MẤT HAI BA PHÚT.

Lễ hội này đã diễn ra thật tuyệt vời. Và đã ban cho tôi hojc hay LÀM SAO ĐỂ NGĂN CHẶN SỰ SÂN HẬN nhờ vào tập thể thiện tri thức và Kinh Điển của Phật.

Chúng ta ở đây là để tu hành, để trở thành những con người tốt đẹp hơn. Ta cần nhận ra những khuyết điểm của mình; có bổn phận chọn điều tốt nhất để thay đổi những khuyết điểm tồi tệ của mình; chúng ta phải trở thành những người sống có trách nhiệm, giàu lòng từ bi và luôn thấu hiểu nhận thức đúng đắn mọi sự việc.

A Di Đà Phật!”

(Nguyên bản gốc tên: TẤU KHÚC NGHIỆP

Là bài nói chuyện của ông Phil Hirsch vào ngày 19 tháng 9 năm 2012 tại Phật Điện tại Vạn Phật Thánh Thành.

Nguyệt san Kim Cang Bồ Đề Hải- năm 2013, trang 137-139)