tịch tĩnh chân ngôn

Phật Quang Đại Từ Điển

(寂靜真言) Tịch tĩnh, Phạm:Zàntika. Hán âm: Phiến để ca. Đồng nghĩa: Tịch tai, Tịch nhiên, Tức tai.Cũng gọi Tịch tai chân ngôn. Theo Đại nhật kinh sớ quyển 8 thì chân ngôn này là: Nam ma (Nama#, qui mệnh) tam mạn đa (samanta, phổ biến) bột đà nẫm (buddhànàm, chư Phật) a (à#, chủng tử) ma ha phiến để nghiệt đa (maha= zantigaỉa, đại tịch thệ) phiến để yết ra (Zàntikara, tịch) bát ra thiểm ma đạt ma trở nhã đa (prasama-dharmanijàta, tối thắng chứng tịch pháp sinh) a bà phạ (abhàva, vô tự tính) tát hạ bà phạ đạt ma (sarvabhàvadharma, nhất thiết tự tính) tam mạn đa (samanta, phổ biến, tức bình đẳng) bát ra bát đa (prapa, hoạch đắc) sa ha (svàhà, thành tựu). Vì chân ngôn này lấy chữ A đầu tiên để làm thể, A nghĩa là các pháp vốn không sinh, đầy đủ tuệ hạnh, có năng lực tiêu trừ tất cả chướng cái, đượcđạiNiết bàn, cho nên gọi là Tịch tĩnh chân ngôn. [X. Đại nhật kinh sớ Q.8; Đại nhật kinh nghĩa thích Q.6; Đại nhật kinh sớ diễn áo sao Q.27].