tịch thiên

Phật Quang Đại Từ Điển

(寂天) I. Tịch Thiên. Phạm:Zravaịà. Cũng gọi Tịch mẫu thiên, Nữ tú, Nhĩ thông tú. Sao Thiên tịch, 1 trong 28 vì sao, được đặt ở vị tríthứ3 bên phải, phía bắc Ngoại viện trong Bắc đẩu mạn đồ la, hoặc ở phía tây của Ngoại viện thuộc Hiện đồ Mạn đồ la Thai tạng giới Mật giáo. Kinh Khổng tước ghi là Thất la mạt noa, Hán dịch là Thính văn, Học vấn. Về hình tượng thì trong Bắc đẩu Mạn đồ la, vị tôn này có thân màu da người, hiện tướng Bồ tát, mặc áo yết ma, ngồi trên lưng chim cánh vàng, có 4 tay, tay phải tay trái thứ nhất đều cầm vỏ ốc (tù và) trong tư thế đang thổi; 2 tay thứ 2 thì đều đưa lên cao, tay bên phải cầm hạt châu màu lục, tay trái cầm bánh xe. Trong Hiện đồmạn đồ la Thai tạng giới thì cánh tay phải của vị tôn này duỗi thẳng, bàn tay hướng về bên phải, ngón cái hơi co lại, bàn tay trái dựng thẳng, các ngón trỏ, ngón giữa và ngón vô danh co lại,cầm hoa sen trên đó có hạt châu màu đỏ, ngồi tréo chân trên chiếu nệm hình tròn, hình Tam muội da là ngôi sao trên hoa sen. II. Tịch Thiên. Phạm:Zàntideva. Tạng: Shi balha. Cao tăng kiêm học giả Ấnđộ sống vào khoảng thế kỷ VIII Tây lịch, là Vương tử nước Tô la thất sa (Phạm:Sauràwỉra), tên là Tịchkhải (Phạm:Zàntivarman). Thuở nhỏ, sư đã theo ngài Nhất tu phất giả học tập Khoái lợi văn thù sư lợi thành tựu pháp (Phạm: Tìkwịa-maĩjuzrìsàdhana), cảm ứng được tôn dung của bồ tát Văn thù sư lợi. Đêm trước ngày đăng quang nối ngôi phụ vương sau khi vua băng, Bồ tát Văn thù sư lợi báo mộng bảo sư đến chùa Na lan đà theo ngài Thắng thiên (Phạm: Javadeva). Sư y theo lời mộng liền đến chùa Na lan đà lễ ngài Thắng thiên cầu xuất gia và đổi tên là Tịch thiên. Về sau, sư đến chùa Thất lợi đạt thức na (Phạm:Zrìdakwiịa) ở Nam Ấn độ luận phá ngoại đạo, rồi đến miền Tây nước Ma yết đà biện luận với Bà la môn Thương yết la thiên (Phạm: Zaíkaradeva) và nhận sự qui y của vua Già đặc tì ha la (Phạm:Khatavihàra) và dân chúng. Sư có các tác phẩm: – Đại thừa tậpbồ tát học luận (Phạm: Zikwà-samuccaya). – Bồ đề hành kinh (Phạm:Bodhisattvacaryàvatàra). – Chư kinh yếu tập (Phạm: Sùtrasamuccaya). – Câu sinh ca (Phạm: Sahaja-gìtà). – Thánh mệnh chung trí kinh kí (Phạm: Aryàtyaya-jĩàna-nàma-mahàyàna= sùtra-vftti). [X. History of Buddhism by Bu-ston (E.Obermiller); Aspeets of Mahàyàna Buddhism and its Relation to Hìnayàna (N.Dutt); The History of Buddhist Thought (E.J. Thomas)].