tích kim phật giáo

Phật Quang Đại Từ Điển

(錫金佛教) Phật giáo tại nước Tíchkim. Tích Kim (Xích kim) thời xưa gọi là Triết mạnh hùng, ở phía nam chân núi Hy mã lạp (núi Tuyết), Bắc giáp Tây tạng, Đông nam giáp Bhutan (Bất đan), Nam giáp Ấn độ, Tây giáp Nepal(Ni bạc nhĩ), diện tích hơn 7000 km2. Tháng 5 năm 1975, Tích kim được sáp nhập vào nước Cộng hòa Liênbang Ấn độ mà trở thành bang thứ 22. Tích kim vốn là vùng cư trú của người Tây tạng, cho nên cũng nằm trong phạm vi của văn hóa Lạt ma giáo. Sau cuộc cải cách do ngài Tông khách ba khởi xướng vào thế kỷ XV thì phái Hoàng mạo (phái đội mũmàuvàng) trong Lạt ma giáo rất hưng thịnh. Đến thế kỉ XVII thì có chư tăng của chi phái Tả khắc đương thuộc phái Hồng mạo(phái đỗi mũ màu hồng) hoạt động ở đây, xây dựng rất nhiều chùa viện, hiện nay thế lực của phái này ở Tích kim rất lớn. Chùa viện Lạt ma ở Tích kim có hình thức đồng nhất, đều thờ tượng Tam tôn, ở giữa là đức Bản sư Thích ca mâu ni, bên trái là Thượng sư Liên hoa sinh, bên phải là bồ tát Quán thế âm, tượng Phật đều được mạ vàng và trên vách chùa được trang sức bằng các bức bích họa nhiều màu sắc; tòa pháp của Lạt ma trải pháp y màu hồng đậm, pháp khí được sử dụng khi cầu nguyện thì có: Nạo, bạt, trống, kèn, tù và(pháp loa)…, kinh chú được tụng phần nhiều là chú Đại minh vương 6 chữ Án ma ni bát mi hồng. Các vật cúng trước Phật gồm có 3 chén nước, 4 thứ hoa, 5 thứ hương, 6 ngọn đèn, 7 thứ thực phẩm… Chùa viện phần nhiều được xây cất cạnh núi, bên hồ, cách thị trấn rất xa, thông thường trong chùa có cả thư viện trong đó tàng trữ rất nhiều kinh sách, có đông người học từ các nơi đến tham cứu. Những chùa nổi tiếng như chùa Đại long (The Talung Monastery) là1trong các ngôi chùa thiêng liêng nhất ở Tích kim, ở đây có cất giữ các vật quí giá được sưu tập từ các chùa trên toàn quốc vào đầu thế kỷ XIX. [X. Đông nam á Phật giáo nghiên cứu (Hiện đại Phật giáo học thuật tùng san 83)].