thuyết giả bộ

Phật Quang Đại Từ Điển

(說假部) Phạm: Prajñāpti-vādin. Pàli: Paññatti-vādā. Hán âm: Bát lạp nhã đế bà da na, Bà la nhã để bà đà. Cũng gọi Thi thiết luận bộ, Giả thuyết bộ, Giả danh bộ, Phân biệt thuyết bộ. (Phạm: Vibhajya-vàdin), Đa văn phân biệt bộ. Một trong 20 bộ phái Tiểu thừa. Cứ theo luận Dị bộ tông luân thì phái này chia ra từ Đại chúng bộ khoảng 200 năm sau đức Phật nhập diệt. Phái này chủ trương pháp thế gian và pháp xuất thế gian đều có 1 phần nhỏ là giả, 12 xứ, 18 giới là các pháp tích tụ, thì đều là giả, y cứ vào đó mà đặt tên, gọi là Thuyết giả bộ. Chủ trương của phái này khác với Thuyết xuất thế bộ chủ trương các pháp xuất thế gian đều là chân thực, đồng thời cũng khác với Nhất thuyết bộ vốn cho rằng các pháp thế gian và xuất thế gian chỉ là giả danh, không có thực thể. Cứ theo Bộ chấp dị luận sớ được dẫn trong Tam luận huyền nghĩa kiểm u tập quyển 6 thì ngài Đại ca chiên diên từng soạn luận vào thời đức Phật còn tại thế để phân biệt, giải thích giáo pháp của Phật, khoảng 200 năm sau khi đức Phật nhập diệt, ngài Đại Ca chiên diên từ ao A nậu đạt đến nước Ma ha đà, ra đời trong Đại chúng bộ, cho rằng 12 xứ, 18 giới là giả danh, 5 uẩn là thực nghĩa để phân biệt 3 tạng Thánh giáo, trong chúng có người tin nhận, có người không tin nhận, trong đó, những người tin nhận tự trở thành Phân biệt thuyết bộ. Theo đây thì Thuyết giả bộ là bộ phái do các vị đệ tử của ngài Đại ca chiên diên hoằng dương. Nhưng trong Luận sự của Nam truyền thì không thấy nói đến tên của Thuyết giả bộ, còn Đảo sử và thuyết thứ 3 của ngài Thanh Biện (Phạm: Bhavya) do Tây tạng lưu truyền thì cho rằng Thuyết giả bộ là từ Kê dận bộ tách ra. Pháp hoa kinh huyền tán quyển 1, phần đầu thì đem thuyết của phái này phối hợp với Hiện thông giả thực tông trong 6 tông Tiểu thừa. [X. kinh Xálợiphất vấn; phẩm Phân bộ trong kinh Vănthù sư lợi vấn Q. hạ; luận Thập bát bộ; Dị bộ tông luân luận thuật kí; Đại thừa pháp uyển nghĩa lâm chương Q.1, phần đầu; Hoa nghiêm ngũ giáo chương Q.1; Xuất tam tạng kí tập Q.3]. (xt. Tiểu Thừa Nhị Thập Bộ). THUYẾT GIỚI Giảng nói giới luật cho người thụ giới nghe. Có 2 nghĩa: 1. Chỉ cho sự giải thích giới pháp thông thường. 2. Cứ mỗi nửa tháng, vào ngày Bốtát, lúc vị tỉ khưu Thượng tọa tụng đọc giới bản, nếu trong chúng có tỉ khưu nào phạm tội thì phải ra trước chúng sám hối, cũng gọi là Thuyết giới, những người chưa thụ giới Cụ túc thì không được nghe. Trường hợp thứ 2 này, nếu nói theo phương diện Bố tát thì gọi là Thuyết giới, còn nói theo phương diện tỉ khưu phạm giới sám hối thì gọi là Thuyết tội. Trong 20 Kiền độ của luật Tứ phần, có thiết lập Kiền độ Thuyết giới. (xt. Bố Tát).