thuyên chỉ

Phật Quang Đại Từ Điển

(詮旨) Dụng ngữ của tông Pháp tướng. Thuyên là nương theo lời giải thích mà bàn về ý chỉ sâu xa, tức thông qua cửa ngôn ngữ, văn tự, tư duy… mà nói rõ nghĩa Bảo châu có hình tia lửa lí của tông chỉ. Chẳng hạn Chân như là đế lí trọng yếu của Phật giáo, không thể giải thích bằng lời nói, không thể gọi bằng tên, nhưng vì muốn cho người ta hiểu rõ thể tính và nghĩa lí của nó nên mới cưỡng lập ra tên gọi Chân như, nhờ đó để nói rõ về ý chỉ chân thực thường như bất biến. Còn Chỉ là Phế thuyên đàm chỉ, nghĩa là dứt bỏ ngôn ngữ, văn tự, tư duy, dùng chính trí chứng ngộ ý chỉ chân lí trong nội tâm, tương đương với Li ngôn chân như(Chân như lìa lời nói)trong luận Đại thừa khởi tín. Chẳng hạn như Nhị đế trong 4 lớp chân tục do tông Pháp tướng lập ra, thì Chân đế của lớp thứ 4 chính là Nhất chân pháp giới là loại Chân đế không thể giải thích bằng lời nói, câu văn, mà phải trực chứng bằng Thánh trí nội chứng.