thủy quán

Phật Quang Đại Từ Điển

(水觀) I. Thủy Quán. Cũng gọi Thủy tưởng quán, Thủy tướng quán. Chỉ cho pháp quán tưởng về nước, 1 trong 16 pháp quán nói trong kinh Quán vô lượng thọ. Nghĩa là thấy sự trong suốt của băng mà quán tưởng về đất lưu li ở cõi nước Tịnh độ cực lạc, tức trước hết quán tưởng sự lắng trong của nước, kế đến quán tưởng băng, thấy sự trong suốt của băng mà quán tưởng lưuli, rồi quán tưởng đất lưu li ở Tịnh độ cực lạc trong ngoài đều trong suốt. (xt. Thập Lục Quán). II. Thủy Quán. Cũng gọi Thủy tam muội, Thủy luân quán. Quán tưởng nước. Tức quán xét nước mũi, nước miếng, nước tiểu… trong thân mình cùng một tính chất với nước, hoàn toàn không khác với nước biển Hương hải (biển nước thơm). Nếu quán xét thành tựu thì đối với nước được tự tại, có năng lực tùy ý từ trong và ngoài thân hiện ra nước, gọi là Thủy định. [X. kinh Đại Phật đính thủ lăng nghiêm Q.5].