thường trụ tương tự quá loại

Phật Quang Đại Từ Điển

(常住相似過類) Tiếng dùng trong Nhân minh. Lỗi thứ 14 trong 14 lỗi Tự năng phá do Tổ của Cổ nhân minh là ngài Túc mụ thành lập. Trong tiến trình biện luận của Nhân minh, người vấn nạn (địch giả)muốn bác bỏ Tông (mệnh đề) chính xác của người lập luận (lập giả)nên lập ra một luận thức (lượng) khác (có vẻ như đúng nhưng thực ra là sai) để chứng minh đối phương có lỗi, nhưng trái lại, lại tự chuốc lấy lỗi. Chẳng hạn như đệ tử Phật lập luận thức: Tông: Âm thanh là vô thường. Nhân: Vì được tạo tác mà có. Dụ: Giống như cái bình. Tín đồ ngoại đạo muốn bác bỏ luận thức này bèn lập 1 luận thức khác như sau: Tông: Âm thanh là thường. Nhân: Vì hằngkhông bỏtự tính. Dụ: Giống như hư không. Ý của luận thức này đại khái cho rằng âm thanh vô thường là tính chất vô thường thường hợp với tự tính, đó là vì các pháp hằng không bỏ tự tính của chúng, cho nên âm thanh phải là thường trụ; theo đó, Tông do đối phương lập ra là trái với tỉ lượng, cho nên có lỗi Tự tông (Tông có vẻ như đúng nhưng thực ra là sai). Đệ tử Phật có thể bác lại rằng: Âm thanh xưa không mà nay có, tạm có rồi lại không, cho nên gọi là Vô thường, chứ chẳng phải có tự tính riêng hợp với vô thường, do đó Nhân dùng để chứng minh trong luận thức này không thành lập được, vì thế đối phương đã phạm lỗi tương tự như thường trụ chứ không phải thường trụ. Lỗi này tương đương với Thường mạn nói trong phẩm Đạo lí nạn thuộc luận Như thực của ngài Thế Thân. [X. luận Nhân minh chính lí môn; Nhân minh luận sớ thụy nguyên kí Q.8; Nhân minh thập tứ tương tự quá loại lược thích (Duy Hiền, Hiện đại Phật giáo học thuật tùng san 21]. (xt. Thập Tứ Quá loại, Nhân Minh).