thượng mao thành

Phật Quang Đại Từ Điển

(上茅城) I. Thượng Mao Thành. Phạm: Kuzàgrapura. Hán âm: Củ xa yết la bổ la. Tên tòa thành nằm chính giữa nước Ma yết đà thuộc Trung Ấn độ, đây là tòa thành cũ của thành Vương xá nước Ma yết đà, vì thế cũng gọi là Cựu vương xá thành. Đất trong thành này mọc nhiều cỏ tranh có mùi thơm thượng hảo, cho nên được đặt tên là Thượng mao thành. Cứ theo Đại đường tây vực kí quyển 9 thì 4 chung quanh thành này có núi cao bao bọc, chiều đông tây dài, chiều nam bắc hẹp, chu vi thành hơn 150 dặm, nền cũ trong nội thành chu vi hơn 30 dặm. Nói về mặt địa thế thì đây là chỗ rất hiểm yếu đối với kế hoạch quốc Thượng mao thành còn được gọi là Sơn thành (Phạm:Girivfja,Pàli:Giribbaja), hiện nay chỉcòn2 bức tường phía nam và phía bắc của nội thành. Thành này vốn là thủ đô của nước Ma yết đà, đến thời vua Tần bà sa la thì vì trong thành thường bị hỏa hoạn, hơn nữa, nước Phệ xá li thường bất chợt đến cướp phá, cho nên nhà vua phải dời đô đến thành Vương xá mới. [X. Thiện kiến luật tì bà sa Q.8; luận Đại trí độ Q.3; Cao tăng Pháp hiển truyện]. (xt. Vương Xá Thành). II. Thượng Mao Thành. Phạm: Kuzi-nagara. Hán âm: Câu thi na yết la. Đây là nơi quê hương của chủng tộcLực sĩ Mạtla (Phạm,Pàli:Malla), một trong 16 nước lớn ở Ấnđộ vào thờiđức Phật. Phía bắc thành này là nơi đức Thích tôn nhập Niết bàn. (xt. Câu Thi Na Yết La).