thương lượng

Phật Quang Đại Từ Điển

(商量) Vốn chỉ cho việc bàn tính giữa các nhà buôn với nhau để trả giá khi mua bán sản phẩm. Trong Thiền lâm, từ ngữ này được sử dụng với nghĩa là hỏi đáp, bàn bạc khi người học tham thiền hành đạo. Như Tổ đình sự uyển quyển 1 cho rằng xem xét lường biết chân ý của Phật Tổ, cũng giống như các thương gia tính toán, cân nhắc, khiến cho không mất mức trung bình và đều thể hiện được ý của các Ngài. Phần Bình xướng trong Bích nham lục tắc 38 (Đại 48, 176 trung) ghi: Một hôm ngài Nam viện vào trong vườn hỏi ngài Phong Huyệt: – Một gậy của phương Nam phải thương lượng thế nào? Ngài Phong huyệt đáp: Phải thương lượng kì đặc. Rồi hỏi lại : – Về việc này, Hòa thượng thương lượng ra sao? Ngài Namviện cầm gậy lên, nói: – Ngay khi bị ăn gậy là vô sinh nhẫn, cơ hội đến không nhường thầy! Còn từ ngữ Thương lượng hạo hạo địa trong Thiền lâm là hình dung trạng huống hỏi đáp, bàn bạc sôi nổi, gay gắt. Cũng có khi được dùng với ý quở trách khẩu đầu thiền (thiền cửa miệng). Thung dung lục tắc 12 (Đại 48, 234 hạ) ghi: Ngài Địatạng hỏi ngài Tu sơn chủ: – Từ đâu đến? Ngài Tu Sơn đáp: – Từ phương nam đến. Ngài Địa Tạng lại hỏi: – Gần đây, Phật pháp ở phương nam thế nào? Ngài Tusơn đáp: – Thương lượng hạo hạo địa!. [X. Lâm tế lục thị chúng; Cảnh đức truyền đăng lục Q.7].