thương khư

Phật Quang Đại Từ Điển

(商佉) Phạm: Zaíkha. Phễu lớn và phễu nhỏPàli:Saíkha. I. Thương Khư. Cũng gọi Nhương khư, Hướng khư, Sương khư, Thắng khư, Thương ca, Thương xí la, Thưởng khởi la. Hán dịch: Loa, Bối, Kha. Chỉ cho loại động vật bò sát sống dưới đáy biển, là tên gọi chung loài động vật bề ngoài có vỏ cứng như con ốc, con sò, con hến… Trong đó, loài ốc(loa) có đuôi dài giống như cái thoi dệt vải, tục gọi là ốc tù và, vỏ của nó được dùng làm tù và, khi thổi thì phát ra tiếng vangđirất xa, cho nên nhà Phật dùng nó để ví dụ tiếng thuyết pháp mạnh mẽ của đức Phật, gọi là Pháp loa(tù và pháp). (xt. Pháp Loa). II. Thương Khư. Tên của vị Chuyển luân thánh vương sẽ thống trị thế giới khibồtát Di Lặc ra đời.Cứ theo kinh Tăng nhất a hàm quyển 44 thì vị vua này ở tại cõi Diêm phù đề, có đầy đủ 7 thứ báu, dùng chính pháp giáo hóa nhân dân, đất nước giàu có yên vui, nhân dân đông đúc. Vua có vị Đại thần tên là Tu phạm ma (Phạm: Brahmàyu), Đại thần phu nhân tên là Phạm ma việt (Phạm:Brahmavatì). Bồtát Dilặc sẽ giáng sinh vào gia đình này, cuối cùng xuất gia thành đạo. Về sau, vua nghe Ngài Dilặc thuyết pháp, liền nhường ngôi cho Thái tử rồi xuất gia và được đạo quả. [X. kinh Chuyển luân thánh vương tu hành trong Trường a hàm Q.6; kinh Di lặc hạ sinh; kinh Di Lặc đại thành Phật; Huyền ứng âm nghĩa Q.2].