thượng đường

Phật Quang Đại Từ Điển

(上堂) Tiếng dùng trong Thiền lâm. I. Thướng Đường. Lên Pháp đường thuyết pháp. Thời xưa, vị Trưởng lão trụ trì có thể thướng đường bất cứ lúc nào, nhưng từ thời Trung thế về sau thì có Định kì thướng đường và Lâm thời thướng đường khác nhau: 1. Đán vọng thướng đường: Thướng đường vào các ngày mồng 1, 15 mỗi tháng. 2. Ngũ tham thướng đường: Thướng đường vào các ngày mồng 5, 10, 20, 25 mỗi tháng, lại thêm Thướng vọng thướng đường nữa, cứ cách khoảng 5 ngày thướng đường một lần, cho nên gọi là Ngũ tham thướng đường. 3. Cửu tham thướng đường: Mỗi 3 ngày thướng đường một lần, thì mỗi tháng có khoảng 9 lần thướng đường, vì thế gọi là Cửu tham thướng đường. 4. Thánh tiết thướng đường: Thướng đường vào ngày sinh của Hoàng đế. 5. Xuất đội thướng đường:Vị trụ trì đi khuyến hóa, sau khi trở về chùa thì thướng đường. 6. Nhân sự thướng đường: Trong chùa phát sinh các việc đặc biệt khó khăn thì vị trụ trì thướng đường thuyết pháp.7. Tạ Bỉnh phất thướng đường:VịTrụ trì thướng đường để cảm tạ công lao của vị Đầu thủ bỉnh phất đã thuyết pháp thay cho mình. 8. Tạ Đô tự trai thướng đường:Để cảm tạ công lao thiết trai của vị Đô tự, vị trụ trì đặc biệt thướng đường thuyết pháp. 9. Đại hành trang nghiêm thướng đường: Thướng đường thuyết pháp để truy tiến cho thân trung ấm của Hoàng đế. Trong các Thướng đường trên đây thì ngày Ngũ tham thướng đường (Ngũ thướng đường) được gọi là Ngũ tham nhật (tham nghĩa là tham gia), hợp chung với Đán vọng gọi là Ngũ đán vọng. Khi vị trụ trì thăng tòa thướng đường, đại chúng nên đứng dậy nghe pháp. Sau khi thướng đường thuyết pháp, đại chúng đến Trai đường thụ cúng, gọi là Thướng đường trai. [X. Tổđình sự uyển Q.8; chương Chúc li trong Sắc tu Bách trượng thanh qui Q. thượng; môn Tọa vị trong Thiền lâm tượng khí tiên]. II. Thướng Đường. Chỉ cho Chúc quốc thướng đường, Tấn sơn thướng đường(nghi thức thuyết pháp cầu nguyện cho đất nước thanh bình, yên vui, ngày vị trụ trì nhậm chức).