thường đề bồ tát

Phật Quang Đại Từ Điển

(常啼菩薩) Thường đề, Phạm: Sadàprarudita. Hán âm: Tát đà ba luânbồtát. Cũng gọi: Phổ từbồtát, Thường bibồ tát.Vị Bồtát được nói trong kinh Đại phẩm bát nhã quyển 27. Lí do tại sao vị Bồtát này được gọi là Thường đề(thuờng kêu khóc) thì có nhiều thuyết khác nhau: Có thuyết cho rằng vì thấy con người sống trong đời ác trược phải chịu khổ não nên Bồtát xót thương mà khóc; có thuyết cho rằng vì sinh vào thời đại không có Phật, nhưng vì lợi ích chúng sinh mà tìm cầu Phật đạo nên Bồtát buồn rầu than khóc suốt 7 ngày đêm trong rừng vắng vẻ, thiên long quỉ thần bèn gọi Bồtát là Thường đề; có thuyết cho rằng thuở nhỏ Bồtát hay khóc nên đặt tên là Thường đề. Vị Bồtát này thường dùng tâm mạnh mẽ tu hạnh Bát nhã ba la mật. Cứ theo phẩm Tát đà ba luân bồ tát trong kinh Đạo hành bát nhã quyển 9, trong giấc mộng, Bồ tát Thường đề nghe ở phương đông có Đại pháp Bát nhã ba la mật, liền đi về hướng đông cầu pháp, trải qua 2 vạn dặm thì đến nước Kiện đà việt (Phạm:Gandhavati), gặp bồ tát Đàm vô kiệt (Phạm:Dharmodgata) và được pháp của Ngài. Kiện đà việt ở đây là chỉ cho Kiện đà la (Phạm: Gandhàra) ở Bắc Ấn độ. Còn trước khi luận Đại tì bà sa được biên soạn thì Bát nhã đã được lưu hành ở vùng Kiện đà la; y cứ vào sự thực này mà suy cứu thì bồ tát Tát đà ba luân có khả năng là một nhân vật có thật,và Bồ tát Thường đễ đãtừ phía tây Ấn độ xa xôi đến Kiện đà la cầu pháp Bát nhã ba la mật. Lại vị Bồ tát này vì lợi ích chúng sinh mà trải qua nhiều gian khổ để cầu Bát nhã ba la mật, cho nên được xếp vào 1 trong 16 vị thiện thần giữ gìn Bát nhã. [X. luận Đại trí độ Q.96].