thược khất để

Phật Quang Đại Từ Điển

(鑠乞底) Phạm:Zakti. Pàli:Satti. Cũng gọi Thước ngật để, Thước để. Chỉ cho cái giáo dài, hoặc chỉ cho cây kích. Mật giáo đặt thước khất để trong Mạn đồ la, hoặc dùng làm vật cầm của Minh vương Bất động. Ở Ấn độ, thước khất để tượng trưng cho ý nghĩa uy lực, tính lực, đầu tiên thấy trong các Áo nghĩa thư như Tư phệ đạt tu đạt la Áo nghĩa thư (Phạm: Zvetàzvataropaniwad). Trong Ấn độ giáo, vật này vốn được dùng để tượng trưng cho uy lực của thần Chúathượng, về sau cũng dùng vật này ngụ cho thần phối ngẫu sánh đôi với thần Chúa thượng, do đó bèn nhân cách hóa mà chuyển biến thành là sùng bái Tính lực nữ thần, trong Ấn độ giáo hiện nay có pháp Tính lực sùng bái nữ thần Đỗ nhĩ gia (Phạm:Durgà) là thần phối ngẫu của thần Thấp bà (Phạm:Ziva). Trong Mật giáo có thuyết nói về vị Bồ tát tên là Nhưlai thước khất để e có lẽ đã chịu ảnh hưởng của tư tưởng này mà ra. [X. kinh Tô tất địa yết ra Q. hạ; kinh Phật mẫu đại khổng tước minh vương Q. hạ; Đại nhật kinh sớ Q.6; Tuệ lâm âm nghĩa Q.35]. (xt. Như Lai Thước Khất Để).