thung dung lục

Phật Quang Đại Từ Điển

(從容錄) Cũng gọi Vạn tùng lão nhân bình xướng Thiên đồng hòa thượng tụng cổ Thung dung am lục, Thiênđồng Giác hòa thượng tụng cổ thung dung am lục. Tác phẩm, 6 quyển, do ngài Vạn tùng Hànhtú soạn vào đời Nam Tống, được thu vào Đại chính tạng tập 48. Nội dung sách này gồm 100 tắc tụng cổ của Thiền sư Hoành trí Chínhgiác núi Thiênđồng và thêm phần thị chúng, trứ ngữ, bình xướng… của ngài Vạntùng Hành tú mà thành. Thung dung là tên ngôi am mà ngài Hànhtú ở lúc về già. Ban đầu, học trò ngài Hànhtú là Da luật Sởtài –Quân sư của vua Thái Tổ nhà Nguyên là Thành cát Tưhãn– tùy tòng Tháitổ chinh phạt các nước phía tây, buồn vì phải xa cách thầy mình nên Sởtài thường gửi thư xin thầy bình xướng những bài tụng cổ của ngài Thiênđồng. Do đó, ngài Hành tú mới soạn sách này ở am Thung dung, chùa Báoân tại Yên kinh, bảo thị giả là Li tri ghi chép. Năm Nguyên thái tổ thứ 8 (1223), ngài Hànhtú gửi sách này cho Sở tài, năm sau, Sởtài soạn bài tựa. Đó là lí do hình thành tập sách này. Các tắc trong sách đều chia làm 4 phần: Thị chúng, Bản tắc (công án), Tụng cổ (trong văn phụ thêm lời bình ngắn và trứ ngữ) và Bình xướng. Phần thị chúng tương đương với Thùy thị trong Bích nham lục, là phần thuyết minh tông chỉ của mỗi tắc; Bản tắc là cổ tắc công án, trình bày về nhân duyên chứng ngộ của người xưa; Tụng cổ là phần ngài Hoành trí dùng kệ tụng niêm đề, nói rõ về tông chỉ của Bản tắc; Trứ ngữ là phần giải thích và có lời bình ngắn gọn về các ngữ cú của Bản tắc, Tụng cổ; còn phần Bình xướng là bộ phận trọng điểm của sách này. Sách này và Bích nham lục được xem là 2 viên ngọc quí trong Thiền môn, Bích nham lục thuộc hệ thống tông Lâmtế, còn sách này thì thuộc hệ thống tông Tàođộng. Về chú sớ của sách này thì có: – Thung dung lục tụng giải, 1 quyển, của ngài Mặcthiệu. – Thung dung lục sự lược, 17 quyển, của ngài Tùngvân. – Thung dung lục tiếp chủy lục, 2 quyển, của ngài Đỉnhtam. – Thung dung lục bút tước, 1 quyển của ngài Phạmđính.