thức thần

Phật Quang Đại Từ Điển

(識神) I. Thức Thân. Chỉ cho thân có tác dụng tinh thần, tức thân và tâm. Kinh Bản sự quyển 5 (Đại 17, 686 thượng) nói: Do định này mà đối hữu thức thân và tất cả tướng sở duyên bên ngoài (…) khéo phục khéo đoạn. [X. kinh Tạp a hàm Q.35]. II. Thức Thân. Chỉ cho các chủng loại của tác dụng nhận thức. Thân nghĩa là tập, chủng loại. Kinh Tạp a hàm quyển 12 (Đại 2, 85 thượng) nói: Thức là gì? Nghĩa là 6 thức thân: Nhãn thức thân,nhĩ thức thân (…) ý thức thân. I. Thức Thần. Pàli:Viĩĩàịa. Chủ thể của tâm thức,tức chỉ cho tâm.Kinh Tạp a hàm quyển 39 (Đại 2, 286 trung) nói: Lúc bấy giờ, ma Ba tuần nói kệ rằng:Trên và dưới tám phương Tìm khắp thức thần ấy Đều không thấy nơi chốn Cù đê ở chỗ nào?. II. Thức Thần. Pàli:Jantu. Chỉ cho loài có mệnh sống. Kinh Ngũ túc quyển thượng (Đại 4, 179 thượng) nói: Sau khi chết, đến nơi nào? Thức thần đirồi, chỉ còn lại tên. III. Thức Thần. Trong Thiền tông, Thức thần chuyên chỉ cho tác dụng tinh thần, tức cái có công năng sinh khởi tác dụng của ý thức. Vô môn quan (Đại 48, 294) nói: Người học đạo không biết được chân tính, vì từ trước chỉ nhận thức thần, người ngu trong vô lượng kiếp sinh tử vẫn cứ gọi đó là bản lai nhân.