DIỆU ÂM NHÂN QUẢ

THỨC NGON ĐẶC CHẾ
Diễn đọc: Tạng Thư Phật Học

 

THỨC NGON ĐẶC CHẾ

Trong một vùng nông thôn thuộc miền đông bộ Thái Lan, có một nông phu tên A Bang, bà vợ sinh được ba con gồm hai nam, một nư.Thằng đau tên ô 9 tuổi, thẳng kế tên Hồng 7 tuồi và út 9ái tên Bạch 5 tuổi.

Hôm nọ, vợ chòng A Bang đến dự lễ nơi nhà một người bà con, bỏ ba đứa nhỏ ở nhà. Nơi chúng ngụ là căn phòng bằng gỗ xây theo kiểu Thái. Cạnh phòng có chất một đống rơm khô. Ngoài ra còn có một ống máng xối hình chữ thập để hứng nước mưa và một hàng lu dùng chứa nước uống.

Nhà ở các hộ nông dân nơi đây xây cách nhau rất xa, phân bố rải rác trong điền viên.

Hôm đó, căn phòng gỗ đột nhiên bốc cháy, láng giềng ở xa chỉ nhìn thấy khói đen bốc cao, lửa vây kín nhà, cả tòa nhà gỗ chẳng mấy chốc bị thiêu trụi, ba đứa trẻ trong nhà do cổng khóa kín không thể chạy đi đâu.

Nghĩ là nước trị lửa, thằng ô lần lượt bổng hai em đem bỏ vào hai cái lu to đầy nước và đậy nắp lại. Sau đó nó cũng nhảy vào một cái lu khác để tránh lửa.

Lúc láng giềng và nhân viên cứu lửa chạy đến thi cả tòa nhà gỗ và bốn đống rơm cũng cháy trụi, còn thiêu chết một con bò bị cột, nhưng không thấy dấu vết trẻ con đâu. Mọi người đều cho rằng chúng đã chạy thoát cả rồi. Khi vợ chồng A Bang về, họ cũng hoảng loạn tìm con, đến tối mò cũng không tìm ra được.

Sáng hôm sau, môt người bà con tên là Luân Bao cũng tới phụ tìm các trẻ, giống như có biết trước, ông vội chạy đến lu nước, dở nắp ra thì kinh ngạc hét to, vợ chồng A Bang nghe tiếng kêu, vội chạy đến xem, thì thấy thi thể của thằng ô, đứa con trai đầu. Luân Bao lại mở tiếp các lu kia, thì lần lượt phát hiện ra xác của Hồng và Bạch. Lúc này hai vợ chồng quá đau lòng, ngã xuống ngất xỉu.

Báo chí và đài truyền hình đều đăng tin thương tâm này. Lúc đó ký giả đài truyền hình phỏng vấn, hỏi Luân Bao vì sao biết ba đứa trẻ chết trong lu?

Luân bao Đáp: – Đêm hôm lửa phát cháy, ông đang ngủ nơi nhà mình bỗng mơ thấy cảnh mọi người đều chạy đi tìm các cháu, bông dưng thấy một lão già chưa từng quen biết, râu trắng dài tới ngực, bảo ông: – Bầy cá ở trong lu nước!

Tỉnh dậy ông thấy rất kỳ, bèn vội vàng chạy sang nhà A Bang, nhào tới dở lu xem thử, không ngờ thi thể các bé ở trong đó…

Nghe đến đây A Bang hét to một tiếng, rồi ngất xỉu trên đất. Khi được cấp cứu tỉnh lại, đôi mắt ông như vô hồn, nhìn ngây dại về xác ba đứa con và lẩm bẩm nói:

– Báo ứng! Báo ứng mà!

Mọi người đều nghĩ ông thương tâm quá độ, thần trí mê muội, không dám hỏi gi.

Theo tập tục ở nông thôn, hễ nhà nào có chuyện là mọi người đồng tâm hiệp lực, phụ chôn cất con A Bang.

Vợ chồng A Bang nội trong một ngày mất hết ba đứa con cưng, đành náu tạm một nơi khác. Tài sản tích chứa đều bị làm mồi cho ngọn đuốc, hai vợ chồng gặp phải gia biến thảm sầu, họ thấm thìa lý vô thường buồn vui ly hợp ở nhân gian nên không chút do dự đổng xin xuát gia.

Ai cũng hiểu và cảm thông cho họ. Nhưng mọi người đều thắc mắc khi nghe A Bang luôn mồm nói “Báo ứng! báo ứng!”… Ông vốn là một nông dân trung hậu cần lao, nhưng đã làm gỉ để bị trách tội nặng như thế? Thật khiến người ta khó hiểu?

Chỉ có A Vu, em vợ A Bang là biết rõ. A Vu nói:

-Anh Bang sống luôn biết giữ hòa khí, nhiệt tâm giúp người. Anh chỉ có tính là rất ưa ăn ngon và tự minh sáng chế món “Rau dồn cá”, chính A Vu nhiều lần phản đối kịch liệt món này.

Thái Lari là xứ gạo, cá. Vào mùa xuân mỗi lần gặp mưa dông là thời kỳ cá đẻ trứng. Mười mấy ngày sau cá con lớn bằng đầu đũa, A Bang ưa dùng vải mùng may thành vợt, lùng bắt đám cá này. ít thì có mười mấy con, nhiều thì hơn trăm mạng, sau đó anh bỏ cá con vào trong thùng nước.

Lúc cần nấu, thi chọn các cọng rau to lòng, cắt bỏ các đốt mấu đi, thành là một ống trống suông. Sau đó đổ nước lạnh vào trong nòi, thả rau và cá con vào, chụm lửa nhỏ riu riu. Do nước lạnh từ từ chuyển nhè nhẹ qua nóng, nên mới đầu đám cá còn hồn nhiên bơi tung tăng, nước ấm dần dần tăng độ, cá nhỏ gặp lòng rau rỗng liền chui vào đó trốn nóng…

Tận mắt chứng kiến cảnh lũ cá bị giết tàn nhẫn, chết thảm thương… nhưng vợ chồng A Bang chẳng mảy may động lòng trắc ẩn, ngược lại còn tự hào đắc ý vỉ mình biết sáng tạo ra món ăn cực kỳ đặc biêt và ngon. Mỗi một khúc rau trống đều có một đám cá chui vào, đem ra trộn với gia vị thì ăn ngon cực kỳ, không gì sánh.

Có lần A Bang làm ruộng, anh dùng lưới vớt hết bầy cá con, đột nhiên có hai con cá lớn (là cha mẹ của chúng) nhảy lên bờ. Có thể là do nhìn thấy bầy con bị bắt đem đi, chúng bi thống đến cực điểm mà nhảy lên tự sát để kháng nghị. ABang lúc này nhân tính mê muội, cho rằng khi không có được của bất ngờ, liền bắt luôn hai con cá đó đem về nhà nấu ăn”.

Con người quen tạo sát nghiệp ác độc, lả do lương tâm bị vùi lấp mê muội, chỉ khi thấy cha mẹ, vợ chồng, anh em, con cái mình chết… mới kêu gào khóc lóc, hô thiên gọi địa đau đớn thảm sầu. Chẳng hề nghĩ đến loài vật cũng có nghĩa tình cha mẹ, anh em, phu thê, con cái…

Cổ thi nói:

Trăm ngàn năm nay trong chén canh
Oán sâu như biển hận khó bình

Như nay báo ứng nhân quả xoay chuyển đến khiến A Bang gánh phải niềm đau chôn con, nếm mùi khổ tự thân chứng kiến một bầy con bị chết cả, sao không khiến anh ta thối tâm nản chí chứ?

Một thi nhân thời cồ đại đã lâm thơ ngăn sát thế này:

Ai bảo chủng sinh mệnh nhỏ nhoi
Chỉ là xương thịt với da thôi?
Xin anh chớ bắt, săn, giết chúng
Tình cảm chúng đâu có khác người!

Nhân loại hằng ngày đều tự làm tăng thêm nghiệp sát oan trái. Khi chúng ta bịnh nằm tại y viện hay trên bàn mổ, ngay khi đỏ chúng ta có thầm tự vấn, có tự hỏi rằng: “Cả đời mình đã từng ăn bao nhiêu con gà, bao nhiêu con vịt, bao nhiêu heo, bao nhiêu bò… Bao nhiêu loài đã táng mạng vào bụng chúng ta chưa?” – Và “Hôm nay chính là ngày báo ứng đến”… người vào thăm bịnh cũng cần nên phản tỉnh như vậy.

Nếu như nhân loại cỏ thể tự vấn mình đến cùng, thì sẽ phát sinh tâm từ, tâm sám hối và nghiệp sát tự nhiên sẽ giảm cũng như những chứng bịnh oan nghiệt kỳ lạ sẽ dần tiêu tan.

(Báo Ứng Hiện Đời – Hạnh Đoan dịch)