thực

Phật Quang Đại Từ Điển

(食) Đối lại: Quyền. Từ dùng trong phán giáo, nghĩa là chân thực bất diệt. Thực và Quyền gọi chung là Quyền Thực. Quyền nghĩa là quyền biến tạm thời. Như Quyền giáo là giáo pháp phương tiện tạm thời được lập ra để dắt dẫn những người có căn cơ yếu kém. Vì thế Quyền giáo cũng được gọi là Phương tiện giáo. Còn Thực giáo là giáo pháp chân thực, rốt ráo. (xt. Quyền Thực). Phạm,Pàli:Àhàra. Sự uống ăn để duy trì và nuôi lớn nhục thân của chúng sinh hoặc pháp thân của bậc thánh khiến được tồn tại, đồng thời mãi mãi giữ gìn trạng thái ấy và các tác dụng tinh thần(tâm, tâm sở) như xúc, tư… Thức ăn có công năng nuôi lớn nhục thân của chúng sinh trong 3 cõi, gọi là Thế gian thực; thức ăn nuôi dưỡng trí giác ngộ(Pháp thân)của bậc thánh, gọi là Xuất thế gian thực.Thực được chia làm các loại sau đây: 1. Thế gian thực – có 4 loại: a. Đoạn thực(cũng gọi Sủy thực, Đoàn thực, Kiến thủ thực): Thức ăn uống lấy các sắc pháp như hương, vị, xúc… làm thể để nuôi dưỡng các căn. b. Xúc thực(cũng gọi Cánh lạc thực, Lạc thực, Ôn thực): Tức chủ thể tinh thần thông qua các khí quan cảm giác, do tác dụng của tâm trong việc tiếp xúc giữa chủ và khách khởi lên khi thu lấy ngoại cảnh, nhờ đó mà bồi bổ cảm giác, ý chí hoặc nuôi lớn nhục thể, cho nên gọi là Thực. c. Tư thực(cũng gọi Ý tư thực, Niệm thực, THỨC XOA MA NA Ý thực, Nghiệp thực): Tức tác dụng của ý chí(tư), là trạng thái mong cầu những cái mình ưa thích được tồn tại, vì là trạng thái có khả năng kéo dài sự sống nên gọi là Thực. d. Thức thực: Chỉ cho chủ thể của tinh thần. Nhờ thế lực của 3 loại thực trên có khả năng tạo ra chủ thể của quả báo ở vị lai, vì nó là chủ thể duy trì thân mệnh, cho nên gọi là Thực. Tất cả pháp hữu lậu đều có tác dụng làm cho những cái tồn tại tiếp tục được sống còn ở thế gian, trong đó đặc biệt tác dụng của 4 loại trên đây là rõ rệt nhất, cho nên được gọi là Thực. Xúc thực, Tư Thực và Thức thực có ở cả 3 cõi, còn Đoạn thực thì chỉ có ở cõi Dục mà thôi. Lại nữa, tùy theo trạng thái tồn tại của các hữu tình trong 5 đường, 4 loài khác nhau, nên thức ăn chính của chúng cũng khác nhau, chúng sinh nhờ 4 loại thực mà sống còn có phàm thánh bất đồng, được chia làm 4 loại: Bất tịnh y chỉ trụ thực(4 loại thực của phàm phu ở cõi Dục), Tịnh bất tịnh y chỉ trụ thực (3 loại thực của chúng sinh ở cõi Sắc và cõi Vô sắc), Thanh tịnh y chỉ trụ thực(4 loại thực của Thanh văn, Duyên giác, nhưng đối với hàng hữu học thì là Tịnh bất tịnh y chỉ trụ thực)và Năng hiển y chỉ trụ thực(cũng gọi Thị hiện y chỉ trụ thực), tức 4 loại thực của chư Phật, Bồ tát. 2. Xuất thế gian thực– có 5 loại: a. Thiền duyệt thực: Hành giả dùng thiền pháp bồi bổ tâm thần, được niềm vui và thiền định. b. Pháphỉ thực: Hành giả nghe pháp hoan hỉ, tăng trưởng thiện căn, nuôi dưỡng trí tuệ. c. Nguyện thực: Hành giả phát thệ nguyện rộng lớn, muốn độ chúng sinh, đoạn trừ phiền não, chứng đắc bồ đề, dùng nguyện duy trì thân, thường tu muôn hạnh. d. Niệm thực: Hành giả luôn nhớ nghĩ đến các thiện pháp xuất thế mà mình đã đạt được, tâm ý luôn ở trong định, thường hộ niệm không quên. e. Giải thoát thực: Hành giả tu Thánh đạo xuất thế, dứt nghiệp phiền não trói buộc, không bị cái khổ sinh tử bức bách. Tên gọi của 5 loại thực Xuất thế gian này thấy được nêu trong Hoa nghiêm kinh sớ quyển 28, nhưng hơi khác với những tên gọi được ghi trong kinh Tăng nhất a hàm quyển 41. Năm loại thực như Thiền duyệt thực… là nhờ vào năng lực thiền định, chính nguyện, chính tư, sự tự do nhờ xa lìa phiền não và sự vui mừng nhờ học Phật pháp. Vì 5 loại thức ăn này có khả năng nuôi dưỡng hạt giống giác ngộ, đồng thời duy trì sinh mệnh trí tuệ, cho nên gọi là Thực. Bốn loại thực(Thế gian thực) và 5 loại thực(Xuất thế gian thực) ghi trên, cộng chung lại là 9 loại thực, gọi là Cửu thực, Cửu chủng thực. 3. Lục chủng thực: Sáu căn mắt, tai, mũi,lưỡi, thân, ý theo thứ tự dùng sự ngủ, tiếng, mùi thơm, vị ngon ngọt, sự mịn màng trơn láng và pháp để nuôi dưỡng, cho nên ngủ, tiếng… được dụ là thức ăn nên gọi là Lục chủng thực. Lục chủng thực thêm Bất phóng dật (không buông lung – thức ăn của Niết bàn) gọi chung là Thất chủng thực. 4. Ngũ chủng thực: Tất cả các vật thực được qui vào 5 loại, đó là cơm, miến, cơm đậu mạch, thịt, bánh hoặc là miến, cơm, cơm khô, cá và thịt gọi là Ngũ chủng bồ thiện ni thực (cũng gọi là Ngũ đạm thực, Ngũ chính thực. Bồ thiện ni, Phạm: Bhojanìya, chỉ cho thực vật, tức thức ăn mềm). Ngoài ra, 5 thứ như cành, lá, hoa, quả, bột, hoặc rễ, thân, lá, hoa, quả được gọi là Ngũ chủng khư xà ni thực (cũng gọi là Ngũ chủng kha đãn ni thực, Ngũ tước thực, Ngũ bất chính thực. Khư xà ni, Phạm: THỰC Khàdanìya, chỉ cho thức ăn phải nhai nhấm, tức thức ăn cứng). Trên đây gọi chung là 2 loại 10 thứ. Ngoài ra, nếu thêm 5 thứ Xa da ni thực (dầu, váng sữa, cao sữa, một, đường phèn) thì thành 15 thứ thực. Trong đó, Chính thực nghĩa là uống ăn đầy đủ. Trong Mật giáo, sữa, cao sữa và gạo được gọi là Tam bạch thực, hoặc Tam tịnh thực, là thứ cơm mà hành giả dùng khi tu pháp.5. Ngũ chủng tịnh thực: Tỉ khưu không được ăn các thực vật có sinh khí, có 5 cách làm cho thực vật không còn sinh khí, đó là: Hỏa tịnh, đao tịnh, trảo tịnh (tức dùng lửa, dao và móng tay để làm cho vật thực không còn sinh khí), yên can tịnh (khô tự nhiên) và điểu trác tịnh(chim đã mổ ăn). Hoặc 5 cách: Bạt căn tịnh(nhổ gốc rễ), thủ chiết tịnh(dùng tay bẻ gãy), tiệt đoạn tịnh(cắt đứt), phách phá tịnh(đập vỡ nát)và vô tử tịnh(bỏ hột đi)(nhưng có thuyết nói khác). Thức ăn được làm cho thanh tịnh bằng 5 cách trên gọi là Ngũ chủng tịnh thực. 6. Chính mệnh thực và Tà mệnh thực: Người xuất gia chỉ được phép sống bằng hạnh khất thực, đó là Chính mệnh thực, còn các cách mưu sinh khác là Tà mệnh thực và bị cấm chỉ. Tà mệnh thực gồm có 4 thứ: a. Hạ khẩu thực: Làm ruộng, bán thuốc… để mưu sinh. b. Ngưỡng khẩu thực: Xem thiên văn, thuật số… để mưu sinh. c. Phương khẩu thực: Dựa vào thế lực của các nhà quyền quí, giàu có làm sứ đi khắp 4 phương cho họ để mưu sinh. d. Tứ duy khẩu thực: Làm nghề bói toán lành dữ để mưu sinh. 7. Tứ thực thời: Về giờ ăn(thực thời), giáo đoàn Phật giáo qui định người xuất gia được ăn từ buổi sáng đến giờ Ngọ, quá ngọ mà ăn là Phi thời thực. Tương truyền, buổi sáng là giờ chư thiên ăn, giờ Ngọ là giờ người xuất gia thụ trai do Phật qui định, gọi là Pháp thực thời; buổi tối là giờ ăn của súc sinh và nửa đêm là giờ ăn của quỉ thần. 8. Bất chính thực: Ngoài trai thực(bữa ăn cơm vào giờ Ngọ)thì cháo là Bất chính thực, từ xưa, cháo được dùng vào bữa ăn sáng. Đến đời sau, bữa ăn cháo(chúc) vào buổi sáng và bữa ăn cơm(phạn) vào giờ Ngọ trong các chùa viện được gộp lại gọi chung là Chúc phạn, nhưng sau này thì cháo cũng dùng làm bữa ăn chiều. Trong các chùa viện Thiền tông, cháo gọi là Tiểu thực. Bữa ăn được làm riêng cho 1 người đặc biệt nào đó, gọi là Đặc vị phạn. Văn chú hoặc danh hiệu Phật được xướng niệm lúc thụ trai để bày tỏ lòng cảm tạ, gọi là Xướng thực. [X. kinh Tăng nhất a hàm Q.31; kinh Tì la tam muội; Căn bản thuyết nhất thiết hữu bộ tì nại da Q.36; luận Câu xá Q.10; Phật địa kinh luận Q.1; luận Đại trí độ Q.3]. (xt. Tịnh Nhục, Giới).