thuần viên độc diệu

Phật Quang Đại Từ Điển

(純圓獨妙) Tông Thiên Thai cho cái tinh diệu của Pháphoa so với cái thô diệu của Nhĩ tiền(các kinh Phật nói trước kinh Pháphoa) là diệu vị đề hồ thuần nhất vô tạp, cho nên gọi là Thuần viên độc diệu. Nhĩ tiền nghĩa là trong phán giáo, tông Thiênthai gọi 4 thời trước trong 5 thời 8 giáo là Nhĩ tiền, tức chỉ cho 4 thời trước khi đức Phật nói kinh Pháp hoa. Tông Thiênthai chủ trương trong 4 thời giáo Nhĩ tiền thì thời Hoa nghiêm trong Viên gồm (kiêm) cả Biệt, thời Lộc uyển thì chỉ(đãn) nói Tiểu thừa, thời Phương đẳng thì nói rộng đối(đối) với 4 giáo, thời Bátnhã thì nói cả(đới) 2 giáo Biệt, Viên. Nếu dựa vào thuyết Kiêm, Đãn, Đối, Đới này mà phân biệt tính chất thô, diệu thì Hoa nghiêm 1 thô 1 diệu, Lộc uyển chỉ thô không diệu, Phương đẳng 3 thô 1 diệu, Bát nhã 2 thô 1 diệu, cho nên Viên giáo được nói ở Nhĩ tiền là cái diệu có lẫn thô, chứ không phải cái diệu thuần nhất vô tạp. Còn Viên giáo được nói ở thời thứ 5 là Pháphoa thì mở bày Viên, đó là Thuần diệu. Cho nên nói kinh Pháphoa xóa bỏ cái Thô của 4 vị trước là Kiêm, Đãn, Đối, Đới, mà hiển bày cái Diệu của Nhất Phật thừa thuần viên để thành tựu ý nghĩa Thuần viên độc diệu.