thuận toàn chuyển nghịch toàn chuyển

Phật Quang Đại Từ Điển

(順旋轉逆旋轉) Một trong 8 thứ Toàn chuyển thích của Mật giáo, 1 trong 16 huyền môn. Khi quán xét về tướng chữ và nghĩa chữ của 50 chữ cái Tất đàm, hoặc quán nghĩa các chữ chân ngôn thuộc Tự luân quán thì quán thuận theo nghĩa của các chữ, gọi là Thuận toàn chuyển, Thuận quán toàn chuyển; còn quán ngược thứ tự thì gọi là Nghịch toàn chuyển, Nghịch quán toàn chuyển. Như khi quán 5 chữ (a phạ ra ha khư) thuộc Ngũ tự luân quán thì quán vì chữ A vốn chẳng sinh nên chữ Phạ là ngôn thuyết bất khả đắc(không thể nói năng), vì chữ Phạ ngôn thuyết bất khả đắc nên chữ Ra là trần cấu bất khả đắc(không có bụi nhơ); vì chữ Ra trần cấu bất khả đắc nên chữ Ha là nhân nghiệp bất khả đắc(không có nghiệp nhân); vì chữ Ha nhân nghiệp bất khả đắc nên chữ Khư là đẳng không bất không bất khả đắc(giống như hư không). Cứ như thế quán xét thuận theo thứ tựcủa 5 chữ, gọi là Thuận toàn chuyển. Trái lại, Nghịch toàn chuyển là quán chữ Khư đẳng không bất khả đắc nên chữ Ha nhân nghiệp bất khả đắc, cũng thế quán theo thứ tự ngược lên đến chữ A. [X. Đại nhật kinh sớ Q.7; Phạm tự chân ngôn thập lục huyền môn nghĩa; Hồng tự nghĩa toàn đà la ni môn nghĩa].