thuận lưu

Phật Quang Đại Từ Điển

(順流) Phạm: Anusroto-gàmin. Pàli:Anusota-gàmin. Cũng gọi: Tùy lưu. Đối lại: Nghịch lưu. Xuôi dòng. Nghĩa là chúng sinh thuận theo dòng sinh tử của 3 cõi, 6 đường, trôi lăn trong cõi mê. Nếu chúng sinh khởi phiền não, tạo các nghiệp, thuận theo dòng sinh tử, trái với đạo Niết bàn, thì gọi là Thuận lưu, tức là nhân quả sinh tử lưu chuyển. Trái lại, dứt hoặc chướng trong 3 cõi, ngược với dòng sinh tử, hướng tới đạo Niết bàn, thì gọi là Nghịch lưu, tức là nhân quả hoàn diệt. Theo Ma ha chỉ quán quyển 4 thì người tu hành vì Mười tâm thuận lưu nên điên đảo tạo ác, tích tập khổ lụy sâu nặng, lưu chuyển trong dòng sinh tử, phải dùng 10 tâm nghịch lưu để đối trị những lầm lỗi ấy. Mười tâm thuận lưu gồm: 1. Tâm vô minh tối tăm: Trong tâm chúng sinh bị vô minh làm mê hoặc, vọng chấp nhân ngã, khởi vọng tưởng điên đảo, tạo tác các nghiệp, trôi lăn trong dòng sinh tử. 2. Tâm thuận theo bạn ác bên ngoài: Chúng sinh bên trong có đủ các thứ phiền não, bên ngoài bị bạn ác mê hoặc làm cho mất tâm chính hạnh. 3. Tâm không tùy hỷ: Nghĩa là đối với việc thiện người khác làm, tâm không vui mừng làm theo. 4. Tâm phóng túng 3 nghiệp: Nghĩa là mặc ý tạo các tội ác của 3 nghiệp thân, khẩu, ý. 5. Tâm khởi ác trùm khắp mọi nơi: Những việc ác do chúng sinh tạo ra tuy không rộng, nhưng tâm ác thì bao trùm khắp nơi. 6. Tâm thường nghĩ việc ác: Chúng sinh chỉ khởi tâm ác, tăng trưởng việc ác, ngày đêm không dứt. 7. Tâm giấu kín tội lỗi: Che lấp lỗi của mình, không có tâm hối cải. 8. Tâm không sợ ác đạo: Chúng sinh ngu độn không biết, không sợ bị rơi vào đường ác. 9. Tâm không hổ thẹn: Tạo các nghiệp xấu ác mà tâm không biết hổ thẹn. 10. Tâm nhất xiển đề: Nghĩa là phủ định tất cả đạo lí nhân quả. [X. kinh Niếtbàn Q.36 (bảnBắc); luận Câuxá Q.12; Chỉ quán phụ hành truyền hoằng quyết Q.4, phần 2]. (xt. Nghịch Lưu, Nghịch Lưu Thập Tâm).