thụ thực

Phật Quang Đại Từ Điển

(受食) I. Thụ thực. Thông thường, thụ thực là chỉ cho chúng tăng nhận thức ăn do tín đồ bố thí. [X. luật Tứ phần Q.15; Tứ phần luật san phồn bổ khuyết hành sự sao Q.1 hạ]. II. Thụ thực. Việc thụ thực trong Thiền lâm. Chỉ cho 3 buổi ăn sáng, trưa và chiều. Tức ăn cháo buổi sáng, ăn cơm buổi trưa bằng bát, còn bữa ăn chiều là dược thạch. Phép tắc thụ thực gọi là Thụ thực pháp, tức lúc ăn cơm, cháo phải có thái độ kính cẩn, 2 tay bưng bát đưa lên vừa tầm để tiện cho người phục vụ trao thức ăn. Văn kệ phải nhớ nghĩ lúc ăn, gọi là Thụ thực văn, như Nhập chúng nhật dụng thanh qui ghi (Vạn tục 111, 472 hạ): Nguyện cho chúng sinh, ăn bằng thiền duyệt, pháp hỉ tràn đầy. Trong Thụ thực ngũ quán huấn mông (1 quyển) do vị tăng người Nhật là Diệu sơn Đoanphương soạn, bài kệ Ngũ quán mà Thiền tăng lúc ăn cơm phải nhớ nghĩ được giải thích rất rõ ràng, dễ hiểu. Bài kệ Ngũ quán vốn do cư sĩ Hoàng đìnhkiên ở Sơn cốc soạn vào đời Tống, văn kệ dựa theo yếu chỉ văn quán của Luật sư Đạotuyên soạn cho các sĩ đại phu tu học Phật pháp. Về sau, ngài Trường Lô Tông trách chép văn kệ này vào điều Phó chúc phạn trong Thiền uyển thanh qui quyển 1 (Vạn tục 111, 441 thượng): Một là tính xem công đức tu hành của mình nhiều hay ít so với thức ăn thí chủ đem đến.Hai là xét đức hạnh của mình đủ hay thiếu mà nhận của cúng dường. Ba là phòng ngừa tâm ý, tránh xa tội lỗi mà cội gốc là tham, sân, si… Bốn là biết thức ăn chỉ là phương thuốc hay để chữa bệnh gầy ốm của thân thể. Năm là vì thành tựu đạo quả mà nhận thức ăn này. Người đời cho rằng bài kệ này dành riêng cho giới Thiền tăng sử dụng mà thôi, nhưng tìm đến nghĩa nguyên thủy của nó thì bài kệ này dùng chung cho việc thụ thực của cả tăng lẫn tục.