thụ nhật

Phật Quang Đại Từ Điển

(受日) Ngày nghỉ. Tức ngày nghỉ đúng phép khi tỉ khưu vì duyên sự phải ra khỏi chúng trong lúc đang an cư. Pháp xin nghỉ này được thực hiện đúng theo luật qui định, gọi là Thụ nhật pháp, được giới hạn trong vòng 7 ngày hoặc 15 ngày. Trong thời gian an cư, nếu vì các lí do như cha mẹ bệnh nặng, hoặc vì phá trừ ác kiến của ngoại đạo, hoặc vì thỉnh tam tạng để nói pháp cho họ nghe… thì được phép xin nghỉ để ra khỏi phạm vi kết giới. Tỉ khưu trình bày lí do ra khỏi chúng, do đó mà được phép ra ngoài 7 ngày, thuộc về pháp Đối thủ, gọi là Thất nhật pháp, Thụ thất nhật pháp. Nếu thời gian Thụ nhật đã hết mà công việc chưa xong, phải cần thêm Thụ nhật thì dùng pháp Cải thụ, thuộc về pháp Yết ma, gọi là Thụ quá thất nhật pháp(phép nghỉ hơn 7 ngày), Thụ quá thất nhật yết ma, Yết ma thụ nhật pháp. ĐiềuThụ nhật xuất giới ngoạibạch nhị trong Hữu bộbách nhất yết ma quyển 4 (Đại 24, 471 trung) nói: Bấy giờ, đối trước một vị bật sô, quì gối chắp tay bạch rằng: BạchCụ thọ từ bi, con là tỉ khưu…ở nơi trụ xứ này, hoặc trước hoặc sau 3 tháng an cư, con là tỉ khưu…vì duyên sự, xin ra ngoài giới 7 ngày, nếu không bị nạn duyên thì con sẽ trở lại trụ xứ này (…). Người nhận tác bạch phải nói: Áo tì ca!Người xin ra ngoài giới đáp: Sa độ!. Áo tì ca (Phạm: Aupayika), Hán dịch: Khả nhĩ, Như thị (Được!); Sa độ (Phạm:Sàdhu), Hán dịch: Thiện tai(Lành thay!). Đối với thời hạn vượt quá 7 ngày, quan điểm của các nhà đều khác nhau. Như Sa di tắc yết ma bản và luật Ngũ phần quyển 19 cho rằng quá 15 đêm đến 30 đêm; Đại sa môn bách nhất yết ma pháp, Thập tụng yết ma tỉ khưu yếu dụng… cho rằng quá 39 đêm; Hữu bộ bách nhất yết ma quyển 4 cho rằng quá 40 đêm; luật Ma ha tăng kì quyển 20 cho rằng quá nửa tháng, 1 tháng, 2 tháng cho đến ngày tự tứ là quá 7 ngày; luật Nhị thập minh liễu luận chorằng trước xin 7 ngày, nếu duyên sự chưa xong thì xin 7 ngày nữa. Ngoài ra, người tiếp nhận Thụ nhật pháp xin nghỉ, nếu không gặp các tai nạn như lụt lội, cọp beo, chó sói… mà không trở về đúng thời hạn thì tức đã phá an cư, phạm tội Đột cát la. [X. thiên Thụ nhật trong Tăng yết ma Q. thượng; Hành sự sao tư trì kí Q. thượng, phần 4].