thủ lăng nghiêm tam muội kinh

Phật Quang Đại Từ Điển

(首楞嚴三昧經) Phạm: Zùraôgaôa-mahà-sùtra. Gọi tắt: Thủ lăng nghiêm kinh, Cựu Thủ Lăng Nghiêm kinh. Kinh, 2 quyển, do ngài Cưu malathập dịch vào đời Hậu Tần, được thu vào Đại chính tạng tập 15. Bản dịch khác là Đại Phật đính thủ lăng nghiêm kinh (10 quyển, do ngài Bátlạtmậtđế dịch, được thu vào Đại chính tạng tập 19). Nội dung kinh này tường thuật việc bồ tát Kiên ý thưa hỏi đức Phật có thể mau chứng được tam muội Bồ đề chăng, Phật bèn giảng cho nghe về Thủ lăng nghiêm tam muội(Dũng phục định). Sau đó, tôn giả Xá lợi phất thỉnh vấn đức Phật là Tam muội có thể xa lìa cảnh ma được không thì Phật liền phóng ánh sáng, hiện rõ tất cả cảnh ma và dùng Thủ lăng nghiêm tam muội hàng phục các cảnh đó. Ngày xưa, kinh này còn có các bản dịch khác của các ngài Chi lâu ca sấm, Chi khiêm, Bạch diên, Trúc pháp hộ, Trúc thúc lan, Chi thi luân… nhưng nay đều đã thất truyền. Ngài Chi mẫn độ từng căn cứ vào các bản dịch khác ghi trên mà vựng tập 3 bản của ngài Chi khiêm, Trúc pháp hộ và Trúc thúc lan mà soạn thành Hợp thủ lăng nghiêm kinh 8 quyển. Vào thời đại Lục triều, kinh Thủ lăng nghiêm rất được trân trọng. Như Pháphiển truyện (Đại 51, 863 thượng) nói: Thủa xưa, đức Phật nói kinh Thủ lăng nghiêm ở đây, Pháphiển sinh ra không được gặp Phật, chỉ thấy di tích chỗ này mà thôi, rồi tụng Thủ lăng nghiêm trước hang đá và nghỉ lại đó một đêm. Kinh này từ xưa đã thịnh hành ở Ấn độ, thời gần đây, các nhà khảo cổ đã tìm được những mảnh rời rạc bằng tiếng Phạm của kinh này ở vùng Tâncương. [X. Xuất tam tạng kí tập Q.7; Khai nguyên thích giáo lục Q.4; Chí nguyên pháp bảo khám đồng tổng lục Q.3].