thụ giới

Phật Quang Đại Từ Điển

(受戒) Phạm:Zìla-samàdhàna. Cũng gọi Nạp giới, Bẩm giới. Nhận lãnh pháp giới do đức Phật chế định. Tức chỉ cho hành vi tuân thủ qui định(giới, trừng phạt) của giáo đoàn. Giới là gốc của Bồ đề vô thượng, sự tôn nghiêm của giới luật chính là tinh thần căn bản của Phật giáo. Về giới thì có giới Đại thừa, giới Tiểu thừa khác nhau; giới Đại thừa lấy 10 giới trọng, 48 giới khinh nói trong kinh Phạm võng làm đầu và Tam tụtịnh giới nói trong kinh Bồtátanh lạc bản nghiệp và luận Du già sư địa; còn giới Tiểu thừa thì có các giới tướng như 5 giới, 8 giới, 10 giới, giới Cụ túc…Trong luật Tứ phần quyển 31 trở đi, phần luận thích về Kiền độ (chương) thụ giới có nói đến nguồn gốc của việc thụ giới, cho rằng đức Thế Tôn đầu tiên thụ 2 giới qui y cho 2 thương gia là Đề vị và Ba lợi, nhờ qui y Phật, qui y pháp mà trở thành tín sĩ. Về sau dần dần có qui tắc truyền thụ giới Cụ túc với 10 vị Yết ma.vô tận, đó là ý chỉ cao nhất của việc thụ giới, trì giới. [X. kinh Phạm võng Q. hạ; kinh Tì ni mẫu Q.1; kinh Ưu bà tắc giới; kinh Đại ái đạo tỉ khưu ni Q. thượng;kinh Bồ tát anh lạc bản nghiệp Q.hạ; kinh Chiêm sát thiện ác nghiệp báo Q.thượng;luật Ngũ phần Q.15-17; luật Tứ phần Q.31-35; luật Ma ha tăng kì Q.23; luận Đại tì bà sa Q.12; luận Hiển giới Q. trung; luận Câu xá Q.14; Đại thừa nghĩa chương Q.10; Tứ minh tôn giả giáo hành lục Q.1; Xuất gia thụ giới tác pháp]. (xt.ThậpChủngĐắcGiớiDuyên, Bồ TátGiới, TruyềnGiới). Trao cho giới pháp khiến người nhận lãnh thụ trì. Nói theo Năng thụ gọi là Thụ giới ( ); nói theo Sở thụ, gọi là Thụ giới ( ). Nhận lãnh giới được giới thể, gọi là Đắc giới. Nghi thức truyền trao 5 giới, 10 giới, Cụ túc giới, gọi là Giới nghi. (xt. ThụGiới).