thụ giả

Phật Quang Đại Từ Điển

(竪者) Cũng gọi Lập giả, Thụ nghĩa. Tiếng dùng trong Nhân minh. Chỉ cho người vấn nạn. Tức trong luận trường, người hỏi vặn lại(phản luận)luận đề, tông nghĩa của đối phương gọi là Thụ giả.(xt. ThụNghĩa). Lại theo Hành sự sao (hội bản) quyển 15 của ngài Đạo tuyên thì vào khoảng năm Gia bình (249-253) đời Tào Ngụy, sa môn Đàm ma ca la đến Lạc dương, lập ra tác pháp yết ma, đó là giới nghi Cụ túc đầu tiên ở Trung quốc. Ở Nhật bản thì bắt đầu vào năm Thiên bình thắng bảo thứ 6 (754),Hòa thượng Giámchân người Trung quốc đến truyền giới trước điện Lô xá na chùa Đông đại. Bất luận là người xuất gia, tại gia, đã là người vâng giữ giáo pháp của đức Phật thì phải thệ nguyện tuân thủ giới luật và nương theo một nghi thức nhất định. Nói theo phương diện truyền trao giới pháp, gọi là Thụ giới; người tiếp nhận và vâng giữ giới pháp, gọi là Thắng sĩ, vì lẽ giới pháp có nhiều và nghiêm ngặt. Giáo đoàn Phật giáo có 7 chúng khác nhau, cũng gọi là Thụ giới thất chúng(7 chúng tiếp nhận giới), tức là Ưu bà tắc, Ưu bà di, Sa di, Sa di ni, Thức xoa ma na, Tỉ khưu và Tỉ khưu ni. Những giới(giới tại gia) mà các Ưu bà tắc(chỉ cho các tín sĩ tại gia) và Ưu bà di (chỉ cho các tín nữ tại gia)được thụ gồm có 3 qui y, 5 giới, 8 giới quan trai và giới Bồ tát.Giới phần nhiều do người khác truyền trao mà được, gọi là Tòng thathụ,như chúng tăng đắc giới từ Hòa thượng, A xà lê…, cũng có trường hợp tự nhiên được giới, như trong Tì nại da tì bà sa sư thập chủng đắc giới cho rằng tự nhiên được giới là Phật và Độc giác, ở địa vị cùng tột của trí tuệ, không thầy mà được giới Cụ túc. Ngoài ra, về việc thụ trì giới pháp, trong kinh điển còn có nhiều qui định. Về việc thụ trì 5 giới thì kinh Ưu bà tắc quyển 3 nói rằng, người muốn thụ giới này phải hướng về 6 phương cúng dường, tức là: 1. Phương đông: Hướng về cha mẹ cúng dường. 2. Phương nam: Hướng về sư trưởng cúng dường. 3. Phương tây: Hướng về vợ con cúng dường. 4. Phương bắc: Hướng về thiện tri thức cúng dường. 5. Phương dưới: Hướng về người giúp việc cúng dường. 6. Phương trên:Hướng về sa môn, Bà la môn cúng dường. Vì cúng dường cha mẹ, sư trưởng, cho đến sa môn, Bà la môn cúng dường chính là hướng về phương đông, phương nam, cho đến phương trên cúng dường. Ngoài việc cúng dường 6 phương còn phải được cha mẹ chấp thuận mới được đến chỗ Đại đức thụ giới. Còn về thứ tự thụ 3 qui y và 8 giới quan trai thì phải thụ 3 qui y trước sau mới thụ 8 giới quan trai. Cứ theo Chư giới thụ pháp trong San bổ tùy cơ yết ma quyển thượng thì pháp thụ trì Đại giới tỉ khưu phải đầy đủ 5 duyên mới được thành tựu. Đó là: 1. Người thụ cụ: Tức người thụ giới Cụ túc phải là người chứ không phải A tu la, súc sinh… Hơn nữa, các căn phải đầy đủ, thân tâm thanh tịnh… 2. Cảnh sở đối: Nghĩa là phải kết giới, các vị tăng tu hành đúng chính pháp, tăng số đầy đủ, theo pháp Bạch tứ yết ma… Trong đó, tăng số đầy đủ là chỉ cho Tam sư thất chứng, Tam sư nhị chứng… 3. Phát tâm cầu xin giới pháp. 4. Tâm và cảnh ứng hợp nhau. 5. Sự thành tựu cứu cánh: Từ đầu đến cuối y theo pháp hoàn thành. Khi chính thức thụ giới lại có 8 pháp phải thực hiện đầy đủ, đó là: 1. Pháp thỉnh sư. 2. Sắp xếp chỗ ở cho người thụ giới. 3. Sai người vấn duyên. 4. Xuất chúng hỏi pháp. 5. Pháp bạch gọi nhập chúng. 6. Pháp cầu xin giới. 7. Hòa thượngGiới sư hỏi pháp. 8. Pháp chính vấn. Luận Du già sư địa thì nêu ra 6 nguyên do không được thụ giới Tỉ khưu: 1. Ý muốn bị tổn hại. 2. Ý chỉ bị tổn hại. 3. Nam căn bị tổn hại. 4. Pháp bạch bị tổn hại. 5. Bị người khác trói buộc. 6. Vì hộ trì các tỉ khưu khác nên không cho người có khả năng biến hóa thân hình thụ giới. Ngoài ra, có thuyết cho rằng giới của 5 chúng xuất gia đều phải thụ toàn phần, tức thụ đủ toàn bộ. Còn 5 giới tại gia thì có toàn thụ, phần thụ khác nhau, tức người tại gia được phép thụ một phần giới pháp, chứ không bắt buộc phải thụ toàn bộ.Năm giới, 8 giới, 10 giới và Cụ túc giới (gọi chung là 5 8 10 Cụ) nói trên và nhân duyên thụ giới cũng như pháp thụ giới đều thuộc phạm vi giới Tiểu thừa. Còn về giới pháp Đại thừa thì có chia ra các thứ giới như Tam tụ, Thập trọng… Tam tụ tịnh giới là Nhiếp luật nghi giới, Nhiếp thiện pháp giới và Nhiêu ích hữu tình giới. Trong đó, Nhiếp luật nghi giới cũng giống như giới Tiểu thừa. Còn 10 giới trọng và 48 giới khinh nói trong kinh Phạm võng là giới tướng của giới Bồ tát Đại thừa. Về pháp thụ 10 giới trọng 48 giới khinh, cứ theo Bồtát giới nghĩa sớ quyển thượng của ngài Tríkhải thì nhân duyên thụ giới được chia làm 3 giai đoạn: 1. Lòng tin: Người thụ giới phải tin nhân quả thiện ác,4đức tính thường lạc ngã tịnh của quả Phật… 2. Không có ba chướng:Người thụ giới không có phiền não chướng, nghiệp chướng và Báo chướng. 3. Lấy nhân, pháp làm duyên: Nhân chỉ cho Giới sư; Pháp chỉ cho các loại giới nghi nói về pháp thụ giới. Giới sư chia làm 3 loại là chư Phật, Thánh nhân và Phàm sư. Trong đó, Phàm sư phải là người chân chính, đầy đủ 5 đức: Giữ giới, 10 hạ trở lên, hiểu rõ tạng Luật, thông suốt thiền tư và biết đến chỗ huyền diệu của tạng luận. VềGiới nghi thì Bồtát giới nghĩa sớ liệt kê 6 bản: Phạm võng, Địatrì, Cao xương, Anh lạc, Tân soạn và Chế chỉ, nhưng thông thường đều y cứ vào bộ Thụ bồtát giới nghi của ngài Trạmnhiên, trong đó có liệt kê 12 môn về thứ tự truyền giới, đó là: Khai đạo, Tam qui, Thỉnh sư, Sám hối, Phát tâm, Vấn giá, Thụ giới, Chứng minh, Hiện tướng, Thuyết tướng, Quảng nguyện và Khuyến trì. Thụ trì Phạm Võng Bồ Tát giới có 2 cách là Thông thụ và Biệt thụ. 1. Thông thụ: Nhận lãnh chung Tam tụ tịnh giới(10 giới nặng, 48 giới nhẹ thuộc về luật nghi giới) của 7 chúng. 2. Biệt thụ: Chỉ nhận lãnh riêng giới pháp khác nhau của mỗi chúng trong 7 chúng, như Ưu bà tắc và Ưu bà di nhận lãnh 5 giới Bồtát, Sa di và Sa di ni nhận lãnh 10 giới Bồtát, Thức xoa ma na nhận lãnh 6 pháp giới, Tỉ khưu và Tỉ khưu ni nhận lãnh 10 giới trọng 48 giới khinh của Bồtát cụ túc giới. Về công đức của việc thụ giới, theo kinh Thất Phật, nếu thụ trì giới 3 qui y thì được 9 vị thần hộ vệ; thụ trì 5 giới thì được 25 vị thần hộ vệ; thụ trì Cụ túc giới, Tam tụ tịnh giới… thì được vô lượng công đức. Nếu một ngày kia ngộ được ý chỉ viên dung thì tam tụ dung nhiếp lẫn nhau, các giới dung thông, mọi giới đều viên mãn, tu trì tùy theo muôn hạnh mà tròn đủ, một niệm trải qua 3 a tăng kì, chúng sinh và chư Phật bình đẳng, sâu xa mầu nhiệm