thông thụ biệt thụ

Phật Quang Đại Từ Điển

(通受別受) Cũng gọi Tổng thụ biệt thụ. Khi thụ giới, thụ tổng quát gọi là Thông thụ; còn thụ riêng từng phần một thì gọi là Biệt thụ. Như lúc thụ Tam qui, trước hết qui y Phật, kế đến qui y Pháp, sau cùng qui y Tăng, tuần tự theo thứ lớp như thế, thụ riêng từng phần một, đó là Biệt thụ. Nếu cùng lúc, thụ tổng quát xướng đủ qui y Phật, qui y Pháp, qui y Tăng thì là Thông thụ. Cũng như lúc thụ Thập giới, trước hết thụ giới không giết hại, kế đến thụ giới không trộm cắp, cho đến sau cùng thụ giới không cất giữ vàng bạc châu báu, theo thứ tự như thế, thụ riêng từng giới một thì là Biệt thụ; còn nếu xướng: Một không giết hại, hai không trộm cắp, cho đến mười không nắm giữ vàng bạc châu báu, cùng lúc thụ đủ 10 giới, gọi là Thông thụ. Khi thụ Bồ tát tam tụ tịnh giới cũng có chia ra Thông thụ và thụ, thụ tổng quát Nhiếp luật nghi giới, Nhiếp thiện pháp giới, Nhiếp chúng sinh giới, gọi là Thông thụ; còn nếu y cứ riêng vào Nhiếp luật nghi giới mà thụ các thứ giới khác nhau của 7 chúng như 5 giới, 8 giới, 10 giới, giới Cụ túc thì gọi là Biệt thụ. Tức là Nhiếp thiện pháp giới, Nhiếp chúng sinh giới chỉ có Thông thụ, còn Nhiếp luật nghi giới thì có cả Thông thụ và Biệt thụ. [X. Thiện kiến luật tì bà sa Q.16; Phạm Võng kinh Bồ Tát giới bản sớ Q. thượng (Nghĩa tịch); Luật tông cương yếu Q. thượng; luận Hiển giới Q. trung]. (xt. Tam TụTịnhGiới, ThụGiới).