thông thân biệt thân

Phật Quang Đại Từ Điển

(通申別申) Trình bày toàn thể gọi là Thông thân, trình bày một sự kiện đặc biệt thì gọi là Biệt thân. Bộ luận hiển bày rõ ràng giáo nghĩa trong các kinh, gọi là Thông thân luận; trái lại, bộ luận chỉ trình bày rõ giáo nghĩa của một bộ kinh đặc biệt thì gọi là Biệt thân luận. Chẳng hạn như Trung luận và Nhiếp đại thừa luận là các luận thuyết minh chung về giáo nghĩa các kinh Đại thừa, cho nên thuộc Thông thân luận; còn luận Đại trí độ thì chỉ giải thích riêng bộ kinh Bát Nhã, cho nên thuộc Biệt thân luận.Trong Tam luận huyền nghĩa, ngài Cát tạng nói rằng: Luận có Thông luận và Biệt luận. Luận phá chung mê chấp của Đại thừa, Tiểu thừa và diễn bày giáo nghĩa Đại thừa, Tiểu thừa, gọi là Thông luận; nếu luận chỉ phá riêng mê chấp của Đại thừa, Tiểu thừa và trình bày giáo nghĩa của Đại thừa, Tiểu thừa thì gọi là Biệt luận. Trong Tứ giáo nghĩa, ngài Trí khải cũng liệt kê các luận Đại thừa thuộc Thông thân(như luận Nhiếp đại thừa, luận Thành duy thức, Trung luận…); các luận Tiểu thừa thuộc thông thân(như A tì đàm, Thành thực…); các luận Đại thừa thuộc Biệt thân (như luận Đại trí độ); các luậnTiểu thừa thuộc Biệt thân (như luận A tì đàm tì bà sa)khác nhau. Còn trong Tịnh độ giáo, đối với bộ luận Tịnh độ của ngài Thế thân thì rốt cuộc thuộc về Tam kinh thông thân (trình bày chung giáo nghĩa của cả 3 bộ kinh Tịnh độ là kinh Vô lượng thọ, kinh Quán vô lượng thọ và kinh A di đà) hay thuộc về Vô lượng thọ kinh biệt thân(chỉ trình bày giáo nghĩa riêng của kinh Vô lượng thọ)? Về vấn đề này, từ xưa đã có nhiều ý kiến khác nhau.