thời

Phật Quang Đại Từ Điển

(時) I.Thời. Phạm,Pàli:Kàla. Hán âm: Ca la. Chỉ cho thời tiết, một trong nhóm 24 pháp Bất tương ứng hành gồm trong 100 pháp do tông Duythức lập ra. Chỉ cho hữu vi liên tục đổi dời, tạo ra sự sai khác về thời gian giữa 3 đời(quá khứ, hiện tại, vị lai). Quan niệm của Phật giáo nói chung đều cho rằng Thời là giả lập, còn ngoại đạo Thắng luận, hoặc Thời luận sư thì cho rằng Thời là thực tại có thật. Hữu bộ thì chủ trương 3 đời không có tự thể riêng, chỉ y cứ vào pháp mà được lập ra. Vì thế nên luận Đại trí độ quyển 1 cho rằng kinh điển Phật giáo không dùng từ ngữ Ca la để biểu thị Thời, mà gọi Thời là Tam ma da (Phạm: Samaya). [X.luận Dugià sư địa Q.51; luận Đại thừa a tì đạt ma tạp tập Q.2]. (xt. Tam Ma Da, Ca La). II. Thời. Ấn Độ chia một năm làm 3 thời kì, gọi chung là Thiên trúc tam kì. Đó là: 1. Thời kì nóng: Từ ngày 16 tháng 1 đến ngày 15 tháng 5. 2. Thời kì mưa: Từ ngày 16 tháng 5 đến ngày 15 tháng 9. 3. Thời kì lạnh: Từ ngày 16 tháng 9 đến ngày 15 tháng 1 năm sau. Ba thời kì trên đây cũng gọi là 3 mùa: Mùa nóng, mùa mưa và mùa lạnh. Về sự phân phối 3 thời kì và ngày tháng có nhiều thuyết khác nhau. III. Thời. Chỉ cho hai thời sáng và tối, hoặc chỉ cho hai thời là thời Cala và thời Tam ma da(thời Tam muội da). IV. Thời. Người Ấn Độ đời xưa cho đơn vị nhỏ nhất của thời gian là sát na, 120 sát na bằng 1 đát sát na, 60đátsát na bằng1 lạp phược, 30 lạp phược bằng 1 mâu hô lật đa, 30 mâu hô lật na thì bằng 1 ngày đêm. Còn đơn vị thời gian dài nhất thì là A tăng kỳ kiếp. (xt. Sát Na).