THỈNH QUAN ÂM KINH SỚ XIỂN NGHĨA SAO

QUYỂN 3

Sa-môn Thích Trí Viên ở Tiền Đường đời Tống soạn

Lộng dẫn là dẫn của Lộng gia. Chánh thuyết như lộng, ba lời tưạ như dẫn. Giáng lâm, Chu lễ nói lâm là tôn quý đến thấp kém, sinh khởi ý là dụng trong nhân tự. Cho nên dốc thỉnh. Phật dạy năng trừ độc hại, ở phương Tây do nêu nơi chốn cho nên khuyên cầu thỉnh. Do cầu thỉnh nên Thánh giáng, do Thánh giáng nên trao cho cành dương. Do nhận cành dương cho nên vì đó nói chú. Phương Tây cách cõi nầy v.v… là lời xuất xứ từ Đại kinh. Văn kia chính là thế giới Bất Động ở phương Đông. Chỉ Ta-bà này gọi là phương Tây cách cõi nầy, hai mươi hằng hà sa. Nếu nói về An Dưỡng tức như kinh Di-đà tiểu bản nói rằng đi qua mười muôn ức cõi Phật. Nay chỉ mượn thế lực của lời xưa để làm lời nạn: Vì sao ở dưới lại hỏi, nhất giải hạ đáp. Người khác giải ứng mà mất đối với cơ, cho nên chẳng lấy. Nay giải chẳng đúng. Y theo Phật nói với Trưởng giả rằng cách cõi nầy chẳng xa, chính là nói về cơ duyên khác nhau. Người khác y theo nên nói chẳng xa. Tuy gần mà xa, như ba ức người trong thành Xá-vệ chẳng thấy chẳng nghe, kia do tám âm rất gần. Người thấy không nghe, dù xa cũng ứng. Như nay Nguyệt Cái cầu thỉnh ba vị Thánh liền giáng. Như mặt trăng trên trời dù cho nước trong ở xa cũng liền hiện. Thời là thời tiết, phương là phương sở. Số là pháp số. Giáo pháp cho Phật nói lý ấy vắng lặng, không thời, phương, số. Năm ấm, mười tám vốn giữ pháp mười hai nhập, chẳng thể nhiếp. Hoặc trong pháp ngoại đạo, chấp có thời v.v… tức là thuộc về ba khoa. An Thế Cao Đời Hậu Hán dịch kinh, cho là thập bát giới là bổn trì. Nhưng tùy hạ chân lý tuy không thế đế nói có, như trong luật khiến nội đệ tử khi ăn, khi mặc là có thời. Nay nói chính lập phương Tây, là có phương. Năm hành: Là khí của hành thiên. Lão Đam nói trời có năm hành: mộc, hỏa, kim, thổ, thủy. Chia thời hóa dục để thành muôn vật. Tây là kim, đông là mộc, nam là hỏa, tây là kim, bắc là thủy, trung là thổ. Hoặc đối với Bốn đế, nghĩa là đông là tập, nam là khổ, tây là đạo, bắc là diệt. Cho nên nói tức Đạo đế. Đạo là năng thông v.v… đạo là giới, định, tuệ có công năng phá hoặc thông đến lý. Ở đây ý nói hạ chánh hiển phương tây Quán Âm để tiêu biểu đạo đế. Quán là chủng trí. Nên gọi là đại trí. Ba đức dung nhiếp lẫn nhau, cho nên nói vô ngại. Tiêu trừ độc này, tức trí năng phá hoặc, chung cho chí lý, là nghĩa năng thông. Mặt trời mọc phía Đông tiêu biểu sinh ra điều lành. Lặn phía Tây tiêu biểu cho dứt trừ điều ác. Hai cơ sinh diệt, nghĩa là sinh điều lành thì thời cơ ở đông độ. Còn dứt ác thì thời cơ ở phương Tây. Cho nên nói ở hai cõi này. Hai thứ vô lượng: là ba thân, làm sanh thân, pháp thân, cũng gọi là chân thân ứng thân, vô lượng của hữu lượng, luận rằng ứng là nghĩa cơ thuần thục thì sanh, cơ hết thì diệt . Cuối cùng thành hữu lượng, chỉ y theo trời, người, không thể đếm biết, nên nói là vô lượng. Nếu tuổi thọ của Phật Thích-ca tám mươi, có thể đếm biết, thì là hữu lượng trong hữu lượng. Quang Minh Sớ chép: hữu lượng có hai nghĩa chính là do đây. Pháp thân vô lượng, pháp thân tức chân thân. Nay nói hai thân thì hợp với pháp báo, đồng gọi là pháp thân. Vì báo thân và pháp thân là một thể. Ở nhân thì cảnh quán chẳng hai. Ở quả thì pháp thân báo thân thầm hợp. Cho nên Quang Minh Sớ chép: trí đã ứng, minh cũng chẳng phải thân, chẳng phải chẳng thân. Thỉnh quán cũng đã hai chữ, đủ nghiệm thể đồng. Pháp thân báo thân một thể, thường trú chẳng dời đổi, vì thế vô hạn lượng, cho nên nói đây là vô lượng của vô lượng, đều là vô lượng của pháp thân. Hai Phật đều chứng đắc pháp thân thường và báo thân thường. Hai Phật kia đây đều có khả năng ứng dài, ứng ngắn. Nhưng Đức Thích-ca nầy ứng cơ duyên cõi uế nên ngắn. Sanh thân là tám mươi và bảy trăm A-tăng-kỳ. Di-đà kia ứng cơ duyên cõi tịnh nên nên thọ vô lượng. Mà thật có số: Là chẳng phải trời người biết được, gọi là vô lượng, Quán Âm bổ xứ nghiệm hữu số. Cho nên quang minh nói tuổi thọ như số cát bụi của núi và số giọt nước biển, Đức Thích-ca năng hiện vô lượng. Ví dụ Di-đà này cũng hiện hữu lượng. Cho nên Quang Minh Sớ chép: Ứng Phật đều là hai lượng, cho nên tuỳ theo chúng sanh mà có khác nhau về dài ngắn.
\Hỏi: Kinh Quang Minh nói tuổi thọ như số cát bụi của núi và số giọt nước biển. Cho nên lấy thường quả làm tông. Nếu ví dụ Di-đà rốt cuộc thành hữu lượng, thì đó là vô thường, đâu gọi là thường quả.

Đáp: Nước ao sâu thì hoa sen lớn. Pháp thể thường thì ứng dụng xa.Núi biển là dụng của thường thể, cho nên nói đại dụng đủ để hiển bày thể. Thường dùng để dứt chấp nghi tám mươi vô thường của Tín Tướng. Mà số thung dung kia lấy báo thân làm phẩm đề, cho nghĩa trên thầm dưới ứng là như vậy. Thật nói ứng thân có thể là thường. Kỳ xà lẫm sư, là Pháp sư Lẫm ở chùa Kỳ-xà. Cho nên có hơn kém. Vì uế này nên hình thành kia là tịnh, cho nên kia hơn đây kém, mà cùng là ứng độ. Nếu thực hành dưới phá gồm hai ý, một có dời động cho nên chẳng phải chân, hai là chưa cực tịnh nên chẳng phải chân, không còn dời động v.v… Đây là ý ban đầu. Chân lý vắng lặng, không đến đi, dời động không tịnh uế hơn kém. Kinh nói Di-đà từ cõi kia cõi nầy. Kia hơn đây kém, đâu phải là chân! Nếu kém hạ ý, hoặc là chân thân ứng ở cõi Tịch quang cực tịnh. Đã là pháp thuyết ba thừa, người chia chín phẩm, tuy không bốn đường mà có trời người. Đối với đồng cư còn chưa cực tịnh. Y theo đây thì không thể gọi là chân thân, vì thế nói: Thế thì không thể. Cho nên Tịnh Danh Sớ nói hai mươi bảy phẩm tịnh độ. Di-đà chỉ là thứ sáu. Mà các kinh khắp khen ngợi người tu tịnh. Thân ở cõi này cho nên do vật cơ. Vì nhiếp sanh, vì khiến chuyên chú, túc duyên sâu dày, là y theo phần nhiều. Lời nói này thì rộng lớn. Vì xưa bổn nay tích đều là ứng thân. Đây một là hứa đi, hai đi không được. Cho nên nói nay cũng chẳng dùng, vì không có văn kinh nói. Gọi là nên biết, phải biết. Hai Phật đều có xưa bổn nay tích, thay làm lẫn nhau, Trách người lấy kia làm gốc, lấy đây làm tích. Nay nói dưới nêu bày nay là chính nghĩa ở đây. Kia đây đều là ứng độ nhưng tịnh uế khác nhau. Nay cõi uế này cơ duyên phá ác phải do Phật ở cõi tịnh. Vì tịnh phá uế là đối trị. Cho nên làm hơn kém lẫn nhau. Cõi này là kém, Tịnh Độ là hơn, đồng cư là kém, phương tiện là hơn. Thật báo tịch quang y theo thuyết có thể thấy. Tiêu trừ lẫn nhau: Cõi uế kiến tư độc hại, thỉnh tịnh độ Phật tiêu trừ. Cho nên nói: có lẫn nhau. Đây cũng là một lần, nên biết chúng sanh ở tịnh độ hoặc căn ở Đức Thích-ca, cũng thỉnh Phật này. Như mười v.v… trở xuống lẫn nhau có sự tiêu trừ. Mười thứ thùy ứng thì người chịu quả báo khổ và tu pháp lành thế gian, chỉ cảm sự tướng Quán Âm, cho đến tu viên cảm viên thông Quán Âm tám hạng người này đều là cõi uế đồng cư. Cảm tịnh độ đồng cư tám loại Quán Âm. Hai hạng người biến dịch, Biệt ba mươi tâm cảm thật báo Quán Âm thùy ứng. Mười thứ phương Tây, ban đầu người chỉ thấy sự tướng, mới đến thứ mười thấy như hư không. Ví dụ Ta-bà này cũng ứng với mười thứ. Như kinh Tịnh Danh nói Thân Tử và Phạm Vương đã thấy, Pháp Hoa nói thường tại núi Linh Thứu v.
v… chỉ y theo chúng sanh, phần nhiều là giữ lấy cõi ấy, cho nên kia tịnh đây uế. Đối với cơ duyên đều sanh dị kiến. Đạo của các Phật đồng, kính tin điều nầy. Mười thứ tiêu trừ y theo bạt quả báo khổ, mới đến phá vô minh. Cõi này cho đến khiến thỉnh, nhân duyên hòa hợp, phá được ba chướng. Một là pháp nêu danh, tùy cơ đều lập một hiệu. Nay muốn nói lý do cần thỉnh. Do tiêu biểu ba đức nên phải cầu thỉnh. Nay chúng sanh cõi này muốn tiêu trừ ba chướng độc hại, thì bên ngoài phải mượn duyên cảnh đẹp, hiển phát lý pháp thân, của chính mình, cho nên phải thỉnh. Mà pháp thân này bị cảm đã che lấp. Nay muốn hiển phát phải tu quán tuệ chiếu soi lý này, trừ hoặc chướng, Quán Âm tiêu biểu cho tuệ nên phải thỉnh, nhưng tuệ chẳng vận dụng riêng, mượn phước giúp thành. Thế Chí tiêu biểu cho phước cũng phải thỉnh. Thích-ca muốn giúp cho chúng sanh hiển phát bổn lý học tuệ tu phước. Thỉnh ba vị Thánh thầm để tiêu biểu. Đối trị nghĩa mạnh là do ngu si, thấy có sự khổ. Nếu có quán trí thời xa chỗ không khổ, nay do bịnh khổ, chính tu trí tuệ để làm đối trị. Cho nên dùng tiêu đề, đắc ý đủ ba thứ, quán là hiển lý, phải nhờ phước giúp. Lược nêu một tên, thì đầy đủ ba nghĩa. Đại bi chí cảnh, vô duyên đại bi khắp trùm tất cả, tức là pháp thân. Cơ của ba nghiệp, năm vóc sát đất v.v… thuộc về thân nghiệp. Buộc niệm v.v… là ý nghiệp, nên thỉnh Phật, kia là khẩu nghiệp. Không có ghẻ lở. Sách lễ ghi rằng đầu có ghẻ lỡ thì tắm gội, chữ đều ở đây làm. Đại kinh nói như tay người bị thương cầm thuốc độc, độc thời theo đó mà vào. Bịnh nhọt là nhân duyên Bồ-đề. Độc là thuốc độc bậc nhất. Năm vóc sát đất là hai khủy tay, hai đầu gối và đầu, đều là phần thân thể, thảy đều sát đất. Bản thể chúng sanh là một, tâm tánh chúng sanh và Phật không khác nhau. Cho nên nói một thể. Nghĩa đồng cha con, tánh tự nhìn tương quan. Chữ mẹ là lầm. Con lạy cha chính là tiêu biểu cho báo ân. Chúng sanh lạy Phật nghĩa cũng như vậy. Tát-bà-nhã, Hán dịch là nhất thiết trí tướng, trong quán tâm tánh hợp với quả trí. Lìa Tát-bà-nhã tức tâm theo cảnh vọng, hợp với thường lý, hợp với lỳ năm thường. Nghịch lý: Là nghịch lý năm thường. Giới là sắc pháp, nên nói sắc là giới pháp, đưa văn là lầm. Vô tác thầm hợp, do tác dùng phát vô tác chẳng tương ưng với sắc tâm mà ở tự nhiếp thứ ba. Cho nên nói thầm hợp. Trái âm, phải dương, luận rằng trái phải âm dương do ở phương sở. Đông nam thuộc dương, Tây bắc thuộc âm. Lễ của Trung quốc vua, cha, thầy ở phía Nam thì trái đông phải tây, thì trái là dương, phải là âm. Kinh Niết-bàn nói rằng: Ví như phương Tây, phương bắc là thượng. Thượng là trái suy lường hiển hiện như nói dương. Suy nghĩ thường ở trong, như tối của âm. Năm thức ở đầu: mắt, tai, mũi, lưỡi đều ở đầu, cho nên thân tuy khắp thể, đầu cũng thuộc thân. Bình ỷ: ỷ là lập. Gọi là hoặc chẳng thầm hợp với lý trí. Chỉ theo vọng ngã chấp lự tri, thời là toàn pháp, tánh là vô minh. Năm thọ ấm là Năm Dạ-xoa. Nếu nương chí tâm địa thì là nghĩa của đầu địa làm lễ. Tên gọi năm phần chung cho Đại thừa Tiểu thừa. Nay ý ở Đại nghĩa cũng bao gồm tiểu. Vì chung cho thập chủng hạnh nhân, ngộ hư trí ấy, ngộ trí pháp không, hành ấm vời lấy lụy. Bách Luận Sớ nói: tâm vương rõ tướng chung kia, tâm sở rõ tướng riêng kia, vì thức khai sáng phát khởi chỉ duyên thanh v.v… kế là chấp cảnh duyên tức là tướng tâm, kế đến lãnh nạp cảnh trước tức là thọ tâm, kế là khởi các phiền não như tham v.v… tạo tác tức là hành tâm, ba thứ trước chỉ là vô ký chưa thể thành nghiệp. Hành đã thành nghiệp cho nên nói vời lấy ngụy. Nhân diệt v.v… trở xuống là diệt chín cõi, vô thường, năm ấm. Đoạn kết độc hại, kết là phiền não cho nên dụ cho xú uế, cũng là chỉ thiện. Xét xứ uế như bất sát v.v… Điều lệ, điều là chạm trổ đẹp đẽ, sách lễ nói dân là chạm khắc trên trán. Gia ngữ nói vật dụng chẳng chạm trổ giả hoa mà có thể đẹp, như phước giúp cho tuệ, hành thiện là phóng sanh v.v… trong định hạ định vô tuệ không dùng định tuệ sâu xa kia, không định không dùng tột chiếu kia. Nếu riêng đối v.v… là nêu lỗi riêng đối. Pháp thân đều gọi là tuệ, tuệ có lẽ là lầm của chữ hương. Kinh Hoa Nghiêm dùng năm phần pháp thân đều dụ cho hương, đâu được vô định: Năm phần có định thân cho nên ở đây nêu lỗi lấy hương tiêu biểu riêng đối với tuệ. Bảy tịnh: một là giới tịnh, hai là tâm tịnh, ba là kiến tịnh, bốn là độ nghi tịnh, năm là phân biệt tịnh, sáu là hành tịnh, bảy là Niết-bàn tịnh. Bảy tên gọi này gọi là bảy hoa giác tịnh. Đại Kinh chép: Nước định trong suốt tràn đầy khắp vì bảy hoa tịnh. Giới là giới học, tâm là định học, năm tuệ học còn lại đều thuộc về tuệ, ở đây nêu bày lỗi vì hoa tiêu biểu riêng đối với định, mà quở trách riêng. Phật dạy nêu chung, đâu cần đối riêng, cho nên nói dưới đây dẫn chứng chưa rõ ràng. Hỏa là duyên, vì hỏa dụ cho thọ giới tác pháp, đinh tuệ cũng vậy. Ví dụ giới học đều đủ tác, vô tác. Đối đây v.v… trở xuống là hai thiện đối chỉ hành sự thiện và giới học vô tác tác. Là y theo hai hành nhân ở trước. Luận tiêu biểu cho pháp, đối định tuệ thì y theo tám hạng hành nhân sau. Luận tiêu biểu cho pháp. Cho nên trước nói định tuệ bao gồm các nghĩa Đại, Tiểu, Thiên, Viên, Giới nội, Giới ngoại. Luận tiêu biểu cho pháp ý, giúp cho hành nhân thấy đối hương hoa, không quên giới định tuệ của chính mình, không rõ ý chỉ này. Chỉ có vài cảnh bên ngoài, làm sao có lợi ích ư ! Hàm tiêu đẳng: Biểu thị cho sở tiêu độc hại cũng có mười thứ khác nhau. Như ban đầu hành nhân lấy hương tiêu biểu cho bất sát v.v… Chỉ thiện nên lấy mùi hôi thúi tiêu biểu cho nghiệp bốn đường ác, cho đến hành nhân thứ mười lấy Nhị Trụ để phá vô minh, là hơi hôi thúi. Vì thế dưới đây thứ lớp ba nghiệp, nên trước thân, kế đến khẩu, sau là ý, mà văn kinh lấy ý thứ ấy, do trước phải mong mỏi tâm, im lặng thỉnh tức nguyện thỉnh. Bất phong đẳng, có tiếng gọi là phong, thời tán, kết trệ gọi là khí. Thủ thì bị lấp kín. Ra vào chẳng hết gọi là suyển, giữ lại thì gọi là nhọc, chẳng có tiếng, chẳng trở ngại, ra vào đều thông suốt gọi là hơi thở, giữ thì mới định. Thiền môn nói dụng hơi thở khác nhau, có ba. Một, thầy dạy buộc tâm dếm hơi thở ra, một thầy dạy đếm hơi thở vào, một thầy dạy vào ra không tồn tại, chỉ lấy chỗ tiện lợi, nhập định không có lỗi tức dụng đều chẳng cho phép vào ra đều đếm. Người tu hành muốn thực hành pháp này nên dùng phép đếm hơi thở làm ý. Mười hơi thở là một niệm, pháp môn đếm hơi thở có tu có chứng, thong thả đếm từ một đến mười, nhiếp tâm ở số, chẳng để tâm tán loạn thì gọi là tu sổ tức giác tâm, lần lượt từ một đến mười, chẳng cần thêm công sức, gọi là chứng sổ, hay như dưới đây nói chứng sổ. Hai căn Hạ và Trung đã chứng tức định cõi Dục. Thiền môn nói dục định có ba: Một là thô trú, hai là tế trụ, ba là chứng. Định cõi Dục thô trú: Nhân sổ tức trước nói các phương tiện tu tập, tâm dần dần vắng lặng chẳng khởi duyên lự. Gọi là thô trụ. Tế trụ ấy, ở hậu tâm dần dần mất đi chuyển tế tức là tế trụ, nên khi được thô, tế trụ này, hoặc khi sắp được, thì chắc chắn có pháp trì thân khởi, so với khi pháp phát thì thân tâm tự nhiên, ngồi thẳng không mệt mỏi. Như vật được giữ gìn, cho đến trải qua một phen ngồi lâu không tán ý, gọi là định cõi Dục. Như nay người hạ căn tâm định loạn dừng tức thô trú. Chưa đến địa định, thiền môn nói định cõi Dục này hậu thân tâm mất đi. Rỗng rang đối với thân cõi Dục. Trong lúc ngồi không thấy đầu, tay, giường mở ra, giống như hư không. Đây là định ở địa Vị Đáo. Nói địa Vị Đáo: Địa này sanh khởi Sơ thiền. Hỷ phát v.v… hỷ đọc khứ thanh. Vì nay pháp kinh hành thuộc sáu diệu môn, cho nên thiền môn nói tự có chúng sanh tuệ nhiều định ít, là nói sáu diệu môn, trong sáu diệu môn tuệ nhiều. Đối với cõi Dục trong Sơ thiền tức có khả năng phát vô lậu, chưa hẳn đầy đủ đến các thiền địa trên. Nhất thiết thiền tức hữu lậu, vô lậu, vừa hữu lậu vừa vô lậu, phi hữu lậu phi vô lậu thiền, tức ở dưới nêu mười thứ mà văn dưới đây chỉ nói tám. Hai hạng biến dịch không báo đức, nhưng sổ tức là một, do quán pháp riêng, vì thành mười hạng người cho nên bất định, chỉ quán có một chương, tu chung quán riêng, nếu lúc thường thì sổ trên là giác thiết, là thường. Dưới sổ như chữ, văn dưới nói phép đếm hơi thở cũng vậy, chẳng giữ gìn, chẳng thiên ái Bồ-tát hạ tạng. Biết sắc số: Sắc có lẽ là lầm của chữ tức, tại duyên nghĩa là nhiếp tâm tại số, chẳng lầm lộn tán loạn, nghĩa là từ một đến mười. Các tuệ vô tướng v.v… tuệ vô tướng tức thông độ thứ sáu v.v… tức là đẳng thủ năm độ trước. Song Thông và Tạng thể phân tích có khác. Sáu độ không phân biệt cho nên tiếp tạng. Văn giản lược. Nói trí độ dùng trí dẫn dắt có năm, đều thành tức không đẳng tuệ. Nên nói tuệ đẳng chẳng nhất định không cho nên phá không. Xuất giả bất định tục cho nên phá giả nhập Trung quán. Tức này phi không phi giả, nói tức duy tâm giống như huyễn hóa, cho nên phi giả tức, tánh đầy đủ các pháp cho nên phi không pháp. ánh sáng của thân như như: pháp thân trùm khắp tất cả mọi nơi, chiếu như như bất biến, nên gọi là quang, ánh sáng trí tuệ soi chiếu rõ ràng tức là trí tuệ soi chiếu cảnh, xứng cảnh mà quán, cảnh trí chẳng hai. Vì pháp thân này v.v… nhân Như-lai pháp báo như một, rốt ráo viên mãn cùng cực, năng khởi đại dụng, khiến chúng sanh được thấy ánh sáng của ứng thân. Nhưng, ứng dụng nầy chẳng lìa pháp thân. Phô Hiền Quán chép: Thích-ca Mâu-ni gọi là Tỳlô-giá-na. Kinh Niết-bàn chép: Nay ta thân này tức là pháp thân. Cho nên nói về ánh sáng của pháp báo giải ứng thân. Giải thích trong thần lực. Ban đầu nói sự giải tức năng lực thần thông của Thích-ca. Song việc làm của đại Thánh thì sự tiêu biểu cho lý. Nghĩa phải đầy đủ cả hai sự lý cả hai giải thích đều nói có thể được. Như-lai thật ra là chân như v.v… dùng chân như giải thích Như, dùng thần lực giải thích Lai, nên nói là Như-lai thần lực. Chân như này có thần lực. Thần gọi là chẳng lường được, lực gọi là tài dụng, không lường được thời lý sâu xa của thiên nhiên, tài dụng thì sức lớn của chuyển biến. Nương thần lực này mà đến, nghĩa là nương chân như mà có ứng thân, cho nên nói Như-lai, tức nương đạo như thật đến thành Chánh Giác. Bất động dưới đây giải thích đến Tỳ-xá-ly. Chỗ của Tỳ-xá-ly tức là Tịnh quang. Cho nên nói bất động. Cõi Tịnh quang này chỉ Phật rốt ráo. Cho nên nói chí thật tướng đẳng, rộng bao trùm trăm cõi, muôn điều lành. Trang nghiêm cho nên nói là Quảng nghiêm. Trụ ở đây giải thích trụ thành môn. Ban đầu giải thích chữ Trụ. Trụ ở đây nghĩa là trụ đất tướng thật, do vô duyên đại bi bao trùm khắp pháp giới, thương xót chúng sanh trừ ba chướng độc hại cho họ, nên nói là Trụ. Thành đức pháp giới nghĩa là pháp giới làm thành, đề phòng chẳng phải Niết-bàn, chế ngự sanh tử. Tâm tánh chỉ có một cho nên nói chẳng hai, chứa đựng tất cả không chướng ngại, nên gọi là cửa, trùm khắp mọi nơi không nơi nào là cửa. Phật chứng lý này. Về môn khổn, tam thương chép: khổn môn hạn cuộc, như như tức trí v. v… cho rằng cảnh tức là trí, cho nên nói như như tức trí. Trí này lại chiếu soi cảnh tịnh, nói rằng như như: Như là trí như như đối với cảnh, cảnh như như đối với trí, tức gọi là cảnh trí chẳng hai. Có nhành dương do Quán Âm dùng tay trái cầm nhành dương, tay phải cầm bình cam lộ, cho nên người trong nước nhận được hai vật này, trong tiêu biểu hai nhân. Định là duyên nhân, tuệ là liễu nhân. Tuệ có công năng dứt trừ hoặc, cho nên dùng quét dùng động tiêu biểu. Định có công năng dứt trừ tán loạn cho nên dùng nước lắng trong để tiêu biểu. Thuyết văn nói nước đứng gọi là đình, đối nghĩa thượng tiêu. Như văn nói tiêu gọi là tiêu trừ, lại nữa, chỉ trừ bệnh không trừ pháp, cho nên ở đây dùng phất trừ đối, như vật trên bụi chỉ phủi bụi chẳng bỏ vật. Phật đả: đả đinh lãnh thiết, đối nghĩa thượng phục, phục là điều phục. Lại nữa, điều lành khiến cho kham nhẫn chế ngự. Ở đây còn đối với một nghĩa ở trước, là giải tiêu phục. Lại, phất hạ đối thượng y theo hai nghĩa. Tiêu diệt tức dứt bỏ phiền não, nhập vào Niết-bàn, tiêu trừ tức chẳng dứt bỏ phiền não, nhập vào Niết-bàn, ở đây chỉ đối hai tiêu không đối hai phục. Trong bốn nghĩa của nước đã nói, hoặc là văn lược. Nên nói một phất trừ tối, tiêu diệt, tiêu trừ phục hai phất đả, tức đối tiêu trừ bình phục. Về tỉnh ngộ, nước có công năng tẩy rửa phiền muộn được tỉnh. Phương pháp sám hối, luận rằng pháp sám có ba: Đó là tác pháp, thủ tướng, vô sanh, hai nghĩa trước là sự, nghĩa sau là lý. Nay kinh nói đốt hương, rải hoa, năm vóc gieo sát đất tức là tác pháp. Ở thân hiện tại thấy Phật đưa tay và mau chóng được thấy Quán Âm v.v… tức là thủ tướng. Đều nhập vào địa Như thật, Vô sanh. Mười ý này đều là tác pháp, vô sanh lý quán chẳng thể tạm quên. Thủ tướng nhậm vận tự hiện. Hành nhân thời nay đều mê mờ nguồn tâm, chỉ cầu tướng tốt. Y theo đây mong cầu hy vọng, sợ lạc cảnh ma. Cho nên thiền môn nói luận rằng thấy tướng ấy bỗng nhiên nhìn thấy, còn tà chánh khó biết, bèn y theo văn tác tâm mong cầu, thường bị ma dựa.

Hỏi: Như vậy chẳng nên quán tướng sám hối ư?

Đáp: Quán tướng, chỉ dụng tâm hành đạo, công phu thành thì tướng hiện, lấy đây chia chẽ liền biết tội diệt. Chẳng phải nói khi hành đạo, tâm giữ sự tướng mà sanh chấp chặt. Nếu dụng tâm như thế thì chắc chắn phần nhiều thành việc ma. Tám ý xuất xứ ở văn kinh ấy, ý thứ nhất, thứ tám lập nghĩa Nhân sư. Sau khi diệt quy y quyết nhờ hình tượng v.v… cho nên phải trang nghiêm đạo tràng vạch bày tội lỗi. Kinh này không văn, tuy nói phá chướng nhưng tự là nói lên lực dụng của kinh. Cho nên hai ý này thêm nhân sư. Đầy đủ sự lý: Như Sớ trước đã giải thích. Năm vốc v.v… đều là lý giải, cho nên y theo lý tức thuộc về vô sanh. Vân vân: là mười ý này. Vả lại y theo Sư xưa, nếu y theo các nhà dịch Kinh ngày nay mười ý ít phân biệt. Nay Sư y kinh thỉnh sau. Nhành dương người xưa dùng để thỉnh ở sau. Sổ tức tức ngồi thiền, đã thiếu tụng kinh, cho nên nay thêm. Người xưa chỉ thấy kinh nói sổ tức buộc niệm hướng xuống. Lại nói năm môn tu thiền, bèn chia sổ tức, ngồi thiền thành hai khoa. Không biết sổ tức là pháp môn sổ tức trong năm môn. Ngày nay mười ý đủ ở trăm lục. Nhưng kinh này hành môn trong bốn Tam-muội, tức Tam-muội Phi hành phi tọa, cũng gọi là Tammuội Tùy tự ý. Nhưng nói về các kinh tu hành thì sự nghi tuy khác nhau nhưng lý quán không phân biệt. Sự nghi đều y theo các giáo lý quán, đồng dụng mười thừa. Nếu chẳng phải mười thừa thì không bao giờ có chỗ đến. Cho nên trong chỉ quán tu đại hạnh, sự nghi rộng mà lý quán lược. Trong chính tu lý quán rộng mà sự nghi lược. Lý quán sau, phải dùng sự nghi trước, sự nghi trước phải dùng lý quán sau. Văn tuy xen nhau nhưng xuất dụng chính là đồng thời. Nay sớ văn chỉ vì giải thích kinh. Chí ở tu hành phải y theo chỉ quán. Vì ba v.v… trở xuống, hai chú trước Bồ-tát Quán Âm nói, một chú sau Đức Thích-ca nói. Đều là độc hại, ba chướng tổn hại ba đế, đều là phiền não, báo là quả phiền não, nghiệp là nhân phiền não. Tức ba chướng đều là phiền não, đều là nghiệp ác. Báo là nghiệp quả, phiền não là nghiệp bổn, tức ba chướng đều là nghiệp, đều là báo pháp, phiền não gọi là báo bổn, nghiệp gọi là báo nhân. Tức ba chướng đều là báo pháp. Chẳng không nặng nhẹ v.v… tuy đều gọi phiền não nhưng vì hoặc tâm hôn loạn nghĩa nặng, cho nên gọi riêng là phiền não chướng, tuy đều gọi nghiệp ác mà ba chướng ràng buộc nghĩa trọng cho nên gọi riêng nghiệp chướng. Tuy đều gọi báo pháp mà ấm thân thuận theo nhân nghĩa trọng. Cho nên gọi riêng là báo chướng. Vì thế nói chia làm ba chướng, thảy đầy đủ lời nói ba chướng, đây là nghĩa chung, nhưng trong chung có riêng, cho nên chủ trương ba chú đều phá một chướng. Như trong phá phiền não chướng, văn kinh tuy có nói nghiệp báo, cho nên biết nghiệp là nhân phiền não, báo là quả phiền não. Bỏ một bên lấy chính, chỉ là phá hoặc tâm phiền não chướng. Hai ví dụ còn lại, có thể biết. Hai ý, một là đều nặng, hai là xen nhau có nặng nhẹ, đều cần có ba chú, vì ba chướng đều nặng cho nên tử phược, tức phiền não chướng, giống như thường lỗi chó cắn, nghiệp báo đều ở đây. Xưa mất nghiệp nhân bất ngờ nay bị chó cắn. Như Pháp Hiển Truyện chép: Lấy thức ăn, Thánh Sa-di bị chó nhà Ngô ở Bành Thành cắn… Ví dụ như vậy, hoặc nghiệp dứt mà phiền não quả báo còn, hoặc báo dứt mà phiền não còn. Dứt bỏ nặng: Nặng là tham, nhẹ là sân si. Ba thứ này đều thuộc phiền não chướng. Nay dùng văn này để dứt hoặc có sự khác nhau giữa nặng và nhẹ, để ví dụ cho ba chướng.

Nay từ nghĩa riêng, đôc hại là gọi chung, phiền não v.v… là gọi riêng. Bỏ ba bày một: Ba tức quyền, một tức thật. Cũng như vậy, ba chữ đều gọi bỏ quyền bày thật cho nên ví dụ. Như kinh nầy ba chú gọi chung là tiêu trừ độc hại. Lại thêm dưới đây tức chú ban đầu gọi là pháp thuyết thứ hai gọi là thí thuyết, chú thứ ba gọi là túc thế nhân duyên thuyết. Ví như kinh nầy ba chú ban đầu gọi phiền não, kế gọi là phá nghiệp, sau gọi phá báo. Từ hữu hạ tức trước nói người xưa chia kinh. Vì chánh thuyết hết chú thứ tư, tức là dưới đây xuất xứ nghĩa ấy. Nghĩa là trước ba trị riêng ba chướng. Sau một thứ trị chung ba chướng. Nếu chẳng phải dưới đây giải thích gồm được cả chung và riêng. Như chú đầu là phá phiền não nặng tức là riêng. Ngoài ra hai chướng theo đó dứt là chung. Hai thứ còn lại so sánh theo đó mà hiểu. Kinh nói Nam-mô, Hán dịch là quy lễ, hoặc quy mạng. Chung vì chúng sanh v.v… Phật như vua thầy thuốc, pháp như thuốc hay, tăng như người săn sóc bịnh. Cho nên nói chỗ tiêu phục. Duyên riêng, riêng ở năng lực Đại bi nhổ gốc khổ, vì thế cho nên thỉnh riêng. Ba ngôi báu lại có chung riêng, ba ngôi báu là chung, đều ba xưng là riêng, nghĩa là dứt ba chướng nói ba chú, tiêu biểu cho ba đức. Gọi chung là ba ngôi báu, lại nói chung riêng về Quán Âm. Duyên riêng cũng laị luận chung riêng. Vì cũng là ba xưng cho nên nghĩa hãy so sánh theo mà biết. Ba nghiệp như văn có chép, xưng danh thuộc khẩu nghiệp, đầu cúi sát đất thuộc thân nghiệp, nhất tâm nhất ý thuộc ý nghiệp. Khổ ách trở xuống v.v… trong đó có chia đoạn bảy khổ nguy ách, sau hai có khổ ách biến dịch. Chẳng riêng dưới đây nghĩa là nói khổ ách là chung, chẳng riêng tồn tại đối với người chịu khổ báo. Vô minh si ám v.v… ở đây ban đầu lần lượt là phá phiền não chướng. Cho nên văn đây thỉnh chung chỉ nói dứt trừ si ám, dưới đây thỉnh riêng nói về nghiệp báo, là gồm cả bác bỏ. Như trong Hoa Nghiêm phát ra ánh sáng sáu độ, trừ tham tức thí quang, trừ nhuế tức nhẫn quang v.v… tức bằng với thủ chứng các độ khác. Nay dứt trừ si ám là trí quang. Lại như kinh Tư Ích chép: Lại nữa, ánh sáng Như-lai gọi là năng xả. Phật dùng ánh sáng này phá được tâm giới, khiến giữ giới cấm, lại nữa ánh sáng gọi là an hòa, phá tâm sân nhuế, khiến hành nhẫn nhục. Lại nữa ánh sáng gọi là cần tu, phá tâm biếng nhác, khiến thực hành tinh tấn. Lại nữa, ánh sáng gọi là nhất tâm, phá tâm vọng niệm, khiến thực hành thiền định, lại nữa ánh sáng này gọi là năng giải, phá tâm ngu si, khiến thực hành trí tuệ. Nay nói ánh sáng thanh tịnh tức là

Tư Ích phát ra ánh sáng năng giải. Bao trùm mặt đất, cây cỏ đều chết.

Ví như trong Viên giáo một dứt bỏ, tất cả dứt bỏ. Thư lớp trừ mười nhân hoặc: Khi dứt thọ khổ báo hoặc, các hoặc khác chưa hẳn là dứt, cho nên phải thứ lớp. Như trong Pháp Hoa Huyền Nghĩa hành diệu thứ lớp phá có nghĩa. Đây là Biệt giáo, Kinh nói khổ giết hại, còn Phụ Hành dẫn kinh nói độc hại là lầm lẫn. Chẳng thể chấp kia sửa đây, huống nay văn sớ giải thích rõ ràng, vẫn dùng độc hại cởi mở giết hại. Ma là thiên tử ma, chữ Ma trong tự điển vốn không có, do người đặt ra theo nghĩa. Tiếng Phạm là Ma-la, Hán dịch là Chướng, làm chướng ngại tu đạo, nên cũng nói là sát, thường thực hành buông lung, dứt bỏ tuệ mạng. Hoặc nói điều ác, nhiều ái dục, đem không v.v… để dùng Tiểu phá Đại, Tiểu tuy ra khỏi ba cõi nhưng chẳng thể hóa độ người, Bồ-tát hóa độ người, dẫn dụ quyến thuộc ma làm trống rỗng cung điện ma, cho nên hại đại tâm, đây chứng bốn giáo, Bồ-tát có gặp nghĩa giết hại, đem tán dưới đây dùng việc lành để phá Nhị thừa, Nhị thừa ra khỏi ba cõi. Cho nên ở đây chứng Thanh văn, Duyên giác có gặp nghĩa giết hại. Nhưng hai hạng người biến dịch cũng bị ma giới ngoại làm hại. Như Kinh Hoa Nghiêm nói có mười thứ ma, hai thứ chướng như văn có chép, phiền não tức phiền não chướng, các bịnh tức báo chướng. Trước là đại bi v.v… chỉ cho trước thỉnh chung đại bi bao gồm tất cả. Đối nay ban vui, tức từ bi hiển hiện lẫn nhau. Trước nêu có khả năng nhổ gốc khổ, nên nói đại bi, nay nêu sở dự cho nên nói an vui. Hoặc thế hạ giải thích đại lạc, mà trước phân biệt với phần lạc. Bình đẳng như thế v.v… là dùng Nhị thừa chứng chân làm vui. Bồ-tát lấy ra khỏi giả làm vui. Phần hữu hạ đều là ít phần lạc, chẳng gọi là đại lạc. Cho đến dưới chính là nêu đại lạc. Chẳng dời, chẳng đổi cho nên thường không khổ hai biên. Vì thế đức thứ hai trong bốn đức của Lạc. Năng thỉnh nói là dài xa, nghĩa là Nguyệt Cái chung làm mười thứ hành nhân thỉnh. Chẳng những là người chịu khổ báo mà nhờ nghe tên cứu nguy, ấy tức đồng với Pháp Hoa Quán Âm thanh ấy mà được giải thoát. Mười thứ dưới đây giải thích thế gian, đều gọi là chúng sanh thế gian, ở đây tuy nêu một nghĩa quyết đủ cả ba. Do năm ấm hòa hợp mà có chúng sanh, chỗ chúng sanh ở chính là cõi nước. Dưới có giải thích từ bi phụ, nghĩa cha con, chính chỉ Quán Âm là cha, chúng sanh coi như con. Chúng sanh do lý sẵn có Phật tánh, có công năng chiêu cảm Quán Âm. Do hiển bày Phật tánh cho nên năng ứng, cảm ứng trùm khắp lẫn nhau chúng sanh và Phật không khác. Kia giống như cha con tánh tự nhiên tương quan, cho nên nói cùng có Phật tánh. Như-lai v.v… trở xuống: là giải thích Phật tánh, vì Phật tánh là tên chung, ba nhân là tên riêng. Tổng vốn giải thích riêng, riêng chẳng lìa chung. Ba nhân trong đây chỉ nói về tánh. Duyên liễu nói về tu, đối với tu thì hai nghĩa các văn hơi khác nhau, vì trong các văn nếu nói về chủng loại, tức lấy cúi đầu chắp tay làm duyên, cho đến nghe một câu làm liễu, nay nói về đều chưa nghe chưa ngộ vì thế đều ở duyên, cho nên nói rằng làm các công đức là nói tùy theo hóa đạo. Ấy là tán tâm nghe pháp xếp vào trong ấy. Lấy riêng giai vị người nghe pháp gọi là liễu nhân. Nên nói trói buộc được cởi mở. Nên biết cởi mở trói buộc tức Tương tự và Sơ Trụ. Nếu luận giả gọi là năm phẩm, đều là nghĩa danh tự quán hạnh diệt. Cho nên biết viên danh tự tức đến phần chứng đều thuộc liễu nhân. Nhưng ba nhân nầy các bộ đã có nói. Tiến chẳng phải một, như Hiển Tánh Lục. Nói đủ tánh tự nhiên tương quan thì chúng sanh và Phật đều có ba, cao thấp trùm khắp lẫn nhau. Nên thỉnh v.v… trở xuống là kết thúc nêu bày. Đã nói thoát khổ ba độc tức là dứt hoặc nhập vị, phải nói rộng về mười hạng người mới rõ cao thấp, đâu dừng lại ở người chịu khổ báo. Bịnh trừ v.v… trở xuống là nói về ba nghĩa giải thích, nay một câu vui thế gian. Nghĩa đầu nói về người chịu khổ báo. Nói đắc đạo, tức Niết-bàn Nhị thừa. Thế thì đâu không phải vị lai được đạo viên đốn ư! Nay nói từ cạn đến sâu theo thứ lớp. Cho nên nói rộng nghĩa ấy. Đến thông thứ ba y theo mười hạng người, mới là chuẩn đích. Lại nữa, hết bịnh là cái vui thế gian, đâu không tức thời ngộ đạo ư! Nhưng tức thời ngộ, chính do quá khứ gieo trồng đã thành thục. Nay y theo Quán Âm được giải thoát, hơn nữa mục đích chính là vì người gieo giống ở vị lai và người đã gieo trồng mà chưa chín mà thỉnh, cho nên nói cái vui ở đời nầy là cái vui ở vị lai, đối với Tiểu thừa được giải thoát, là cái vui đời sau. Cho đến ba trường hợp: chủng, thục, thoát của Viên giáo ví dụ cũng vậy. Vị lai v.v… trở xuống là nói về hàng Nhị thừa, có chia ra Hữu dư, Vô dư. Nay sau mười thứ v.v… trở xuống là nói về đắc từng phần, rốt ráo để giải thích. Nay mười thứ hành nhân nầy tức thời đều được ngộ đạo ngày nay, vì trong viên thì Diệu giác Niết-bàn ở sau. Nhưng bốn thứ trước trong mười thứ này, như ban đầu, còn hai nghĩa đã nói ở sau. Ở đây lại cho chung rằng cứu cánh Niết-bàn trong viên là ở sau, vì hành nhân thứ mười là vị Sơ Trụ, đã là đời nay, thì phải lấy Diệu giác làm đời sau. Nói rằng đại Niết-bàn chẳng phải quả cao tột vì sao? Vì nếu mười hạng người mỗi hạng đều tự luận bàn thì từ nay về sau nhỏ nhiệm có thể biết. Nhưng chẳng phải ý Phật. Ý Phật muốn giúp cho tất cả đồng đến viên dung rốt ráo Niết-bàn. Cho nên Quán Âm địa vị sâu xa có thể rõ ý chỉ này, dạy khiến thỉnh nói cùng với Đại Niết-bàn. Ngoài ra v.v… trở xuống là kết hiển cùng với Đại Niết-bàn. Niết-bàn là pháp an vui. Cho nên nói: Mới là an vui hoàn toàn. Một câu kinh này tức là thỉnh bố thí cái vui đời sau. Sư tử hống, Kinh Niết-bàn chép: sư tử hống quyết định nói, nói tất cả chúng sanh đều có Phật tánh, vì muốn biết trí ở thuyết, tức đức Bát-nhã. Vì ba dức này bình đẳng, vì ấn đối pháp thân, tất định đối với Bát-nhã, cát tường đối giải thoát. Đà-la-nilà-gìa-trì, ngăn ba chướng ác chẳng sanh, trì ba đức thiện chẳng mất. Cho nên ba đức là thể của già trì. Lại nữa, tất v.v… trở xuống là nói về bạt và giải thích mà chẳng giải thích ấn Đà-la-ni, vì ấn là thể của Trung đạo, chắc chắn cát tường là dụng của Trung đạo và bạt… Nghĩa là tiêu diệt và nhổ gốc khổ ấy. Khi sư tử rống lên thì trăm thú đều chết. Như trí tuệ khi chiếu soi thì các khổ đều dứt. Nên đại v.v… trở xuống là nói nghĩa Đà-la-ni chung cho hiển mật. Trừ chướng chẳng luống dối gọi là thần chú, trí soi xét không mê mờ gọi là minh chú, vượt lên không gì sánh bằng gọi là chú vô đẳng đẳng. Đại Phẩm dùng chú này gọi là chú khen chung hiển mật. Kỳ là nguyện. Ở đây giải thích nghĩa chú theo Đại Phẩm. Nguyện chúng sanh như người đứng: Lập nên thành Phật, đó là sự lầm lẫn của chữ. Ví như dưới đây. Kinh Thi nói: con sâu có con bỏ trong kén, nương cây vào ổ tò vò, dạy con ăn lúa giống như mình. Giải thích rằng: thức là dùng, cốc là lành. Nay có người dạy dỗ muôn dân tu theo đạo lành, cũng như tổ tò vò, cho nên tổ tò vò dụ cho Phật, sâu hại lúa dụ cho chúng sanh. Minh linh là loài trùng ăn dâu, ổ tò vò mềm mại giống eo con ong. Người đời gọi là ổ tò vò. Các kinh đều là bài chú ấy, chú nghĩa là huấn nguyện, cho nên không phải chỉ có mật ngữ gọi là chú, mà các kinh đại thừa nói đều gọi là chú. Vì chẳng có lúc nào Phật không nguyện chúng sanh như Phật. Lại có thể lời nói Thiên, Tiểu cũng gọi là chú, cho nên Pháp Hoa nói: Tuy nói các thứ đạo, thật ra vì Phật thừa, vậy thì Thiên, Viên, hiển mật, đều là chú. Già là điều phục, phá nghĩa là tiêu diệt. Cho nên nói diệt không diệt hữu tức là tiêu diệt, văn trên hàng phục không, hàng phục hữu. Dưới nên noí tức là điều phục không là do văn thiếu ý. Trừ phục bình đẳng v.v… là bình đẳng lấy hai thứ tiêu trừ, tiêu diệt. Nên nói diệt cũng có tiêu diệt, trừ diệt, tức dùng dứt bỏ, không dứt bỏ đối nhau. Huyền nghĩa đã giải thích rõ. Cho nên chú v.v… cũng là cấm chú. Chú thệ là ba đức. Tù cấm ba chướng như cấm rắn ở thế gian. Thệ là chế. Chế ba chướng chẳng dở sanh khởi nên cũng gọi là chú thuật. Thuật pháp, giải thích chú thuật trên chỉ là phá pháp ba chướng, tận v.v… trở xuống là bốn nghĩa: nguyện, cấm, thệ, thuật ở trên, đều cùng với một người dứt bỏ chướng tương ưng. Thầm có công năng tiêu phục: chú là mật ngữ, y theo bốn nghĩa ở trước đều đầy đủ tiêu phục. Thật tướng ấn, Tam thương chép: ấn tín, là xem xét. Đại luận chép kinh Đại thừa dùng ấn Nhất Thật Tướng, sanh tử tức Niếtbàn, Niết-bàn tức sanh tử, chẳng hai chẳng khác. Khổ hết v.v… trở xuống là dùng hai nghĩa tiêu diệt, điều phục ở trước để giải thích văn kinh. Cho đến có thấy, là nói lược nghiệp ác ba đường, nên nói cho đến. Từ chữ cho đến đến rộng xa, gồm năm mươi tám chữ. Hiện tại đang giải thích bài chú thứ hai lần lượt, chữ chú vân vân v.v… trở xuống. Sơ lược ở đây, thứ ba chính là nói chú. Kinh cứu hộ chúng sanh thần chú, vô biên đại bi khiến khắp lìa khổ. Nên nói là cứu hộ. Nói thần chú: các tân dịch đều là chân ngôn. Đều là lời nói khó suy nghĩ, bí mật chân thật của Như-lai. Nhưng các kinh đã nói công dụng khác nhau. Hoặc chỉ dùng để trị bịnh, hoặc chỉ dùng để hộ pháp, hoặc chỉ dùng diệt tội. Nay kinh bốn chú dùng chung cho trị bịnh, diệt tội, hộ pháp. Như Bát-nhã nói chú đại minh, chú vô thượng minh, chú vô đẳng đẳng. Thời chẳng phải trị, chẳng phải diệt, chẳng phải hộ. Chung thì gồm đủ các đức, riêng thì đều thuận văn kinh. Xưa nay các sư giải thích nghĩa khác nhau. Nay lấy ý mà hiểu. Chẳng ngoài bốn tất: 1. Nói chú ấy là tên của các vua quỷ thần, gọi tên vua, bộ lạc kính chủ không dám làm trái. Thế giới này nói nghĩa chú, hoặc nói chú như mật hiệu trong quân đội, xướng hiệu tương ưng không điều nào đáng quở trách. Nếu không tương ưng thì chấp hành trị tội. Đây nghĩa là người. Hoặc nói chú ấy, bí mật yên lặng trị ác, ác tự dừng dứt. Ví như phạm tội chạy trốn đến nước khác, dối xưng con vua, do đó lấy Công chúa làm vợ, mà nhiều việc tức giận khó khăn. Có một người nói từ nước kia đến, chủ đi đến nói, người ấy nói với chủ. Nếu đang lúc tức giận nên nói kệ rằng: “không quen biết dạo chơi nước khác, lừa dối tất cả mọi người. Thô thực là thường thực, nhọc gì lại nổi sân, nói là khi kệ, im lặng sân tiêu tan, sau không sân trở lại”. Chủ và người khác nghe bài kệ ấy mà không hiểu ý. Chú cũng vậy, bí mật yên lặng, ngăn ác, ngoài ra không biết, tức là nghĩa đối trị. Hoặc nói chú là mật ngữ của các Đức Phật, như vua đòi bằng một từ ngữ Tiên-đà-bà, mà có bốn thứ: muối, nước, đồ đựng, ngựa, thật tất cả các quan không thể hiểu biết. Chú cũng như vậy. Thật là một pháp nhưng có nhiều năng lực, bịnh khỏi tội trừ, điều lành sanh, hợp đạo, tức: đệ trà lệ đậu phú đậu phú bàn trà la bà tư nị thẩn trì điển trì nị điển trì tát bà a bà da yết ra tát bà kha bà sa đà a bà da ty ly đà bế điện sà ha.

Mỗi mỗi đều có lo sợ, kinh nói độc hại. Y theo sự sợ hãi có thể biết. Nạn mà Kim Quang nói có đến hai nghĩa: nói về sanh thân đắc nhẫn, có người vượt lên Thập địa. Sanh thân đã tồn tại cho nên có nạn này, hai là nói về pháp thân Bồ-tát, trụ ở cõi biến dịch thì lấy vô minh làm cọp sói v.v… mười hạng người trong đây, mười nên chia làm hai. Đây là sự lầm lẫn của chữ. Tám thứ trước có cọp sói trong việc, nhưng không có hai hạng người biến dịch không. Phiền não là pháp cọp sói. Đây cũng nói về hành độc hại. Phạm hạnh, Phạm là tiếng phương Tây. Nói đủ là Phạm-ma, Hán dịch là thanh tịnh. Cát Hồng Tự Uyển chép: Phạm khiết là lấy nghĩa ấy. Tánh giới, nghĩa là mười thứ bất sát v.v… tánh của trì tự là thiện, tánh của phạm tự là ác, chẳng do Phật chế mới có thiện ác. Cho nên khi Luân vương ra đời thì dùng pháp này giáo hóa người, sau khi theo giới do Phật chế rồi mà Phạm sát v.v… thì lại bị thêm tội trái cấm chế. Cho nên nói thọ và chẳng thọ đều là tội. Giới Cây cỏ, đây một mặt là ngăn ngừa, chỉ do ngoại đạo, người thế tục chấp cây cỏ có mạng sống, thấy Tỳ-kheo phát sạch cỏ nói là không có tâm từ, vì để dứt sự chê bai của người đời nên Phật mới chế giới. Cho nên Tỳ-kheo thọ giới mà phạm thì mắc tội trái với cấm chế. Chúng thế tục không thọ giới phạm tội vô tánh. Cho nên nói không thọ mà phạm thì chẳng mắc tội. Kinh nói phẩn uế tức mười điều ác. Dù ở dưới có giải thích, dù có nghiệp chướng, giả thiết: Nghĩa là nghiệp chướng vốn không, do vọng tưởng mà có. Cho nên biết nghiệp chướng là giả thiết. Nhưng nếu nghĩa là nghiệp chủng rất nhiều, chỉ có một pháp thuộc về nghiệp chướng, đều là thần chú đã phá, từ tánh tịnh v.v… trở xuống là giải nghĩa giả thiết. Tánh thanh tịnh v.v… không nhiễm mà nhiễm cho nên nói vốn không nay khởi, đều là hư giả. Mê lý khởi nghiệp chẳng lìa lý. Nghiệp thể vốn không mà nói nghiệp: Là luống dối lập bày. Thật đến phá hư: Thật là ba đức, mật giáo luống dối là nghiệp ác. Nay bẩm giáo đạt lý rồi thì nghiệp do tâm. Nhiễm là vô nhiễm, tâm thể vốn luống dối, nghiệp tướng không chỗ nương gởi. Nên nói đều khiến cho thanh tịnh. Từ nhưng dù v.v… trở xuống lấy thiết dạy bảo đản, đối trước thành khác. Nếu nói về thể của nghiệp thì ý chẳng khác trước. Đại Phẩm nói, dù có một pháp bình đẳng nhưng ngoài Niết-bàn thật không có một pháp, muốn quét sạch hết tướng chấp đắm, dù cho có lỗi nói lỗi còn như huyễn, huống chi là không lỗi ư ! Sở dĩ nói không, vì tất cả vắng lặng, như mười chín cõi, v.v… bình đẳng nhiếp lấy mười ba nhập sáu ấm, vì giới chỉ mười tám nhập chỉ có mười hai. Nói chín nói ba dụ cho cái vui rốt ráo không luống dối. Hợp chung nói rằng nghiệp phù hư, chữ lạc vì lầm lẫn. Cùng với Đại Phẩm v.v… kinh nầy dù có nghiệp chướng và Đại Phẩm dù có một pháp cũng đều là thiết của giả thiết, tức lời nói đồng, lại khác tức là ý riêng. Kia nói hết sạch tướng chấp chặt thì tất cả đều không, đây nói từ lý lập sự thì có nghiệp luống dối. Vì đoạn chú thích này chính là bác bỏ nghiệp chướng, cho nên Tam-muội thấy Phật là hạt giống, ngoài thấy hình tượng do trong tu Tam-muội Quán Phật. Địa ngục v.v… trở xuống là nói về mười pháp giới, chỗ thấy khác nhau. Cho đến trong người chỗ thấy v.v… trong lược quỷ, súc, Tu-la, nên nói cho đến. Các Bồ-tát Thông giáo, Biệt giáo v.v… đều nhiếp lấy Tạng Viên. Chỗ thấy đều khác nhau, tức thấy hình tượng Phật khác nhau. Như ba đường ác huân tập thấy Phật, như thân tượng đen chân cao, hai, ba thước, lại như đề cho rằng địa vị trời, người thấy Phật làm thần cây v. v… y theo chúng sanh trong sáu đường này đều thấy Phật khác nhau, đều chẳng phải tướng xuất thế. Nếu trong sáu đường có căn cơ xuất thế, thì thấy Phật có bốn thứ khác nhau, tức là pháp giới của bốn bậc Thánh. Cho nên Đại luận quyển mười một dẫn kinh Mật Tích nói tất cả trời, người thấy sắc lượng Phật, hoặc như vàng ròng, bạc trắng, các tạp báu khác v.v… hoặc thấy cao trượng sáu, hoặc cao một dặm, (Tạng), hoặc thấy mười dặm, cho đến trăm ức, (Thông), hoặc thấy cao vô lượng vô biên, đầy khắp trong hư không, chỗ thấy của trời, người đã khác nhau, bốn đường cũng vậy. Ở đây nói phần nhiều cũng có hữu vi viên cơ mà chiêu cảm liệt thân. Như Pháp Hoa nên dùng thân địa ngục mà nói pháp cho họ nghe. Hễ nói về mười thứ hành nhân: Tức là người chịu khổ báo chẳng phải chỉ có bịnh nặng trong người. Ý cũng thâu nhiếp bốn đường. Cho nên vừa rồi nói người địa ngục, Tam-muội Niệm Phật v.v… Quán pháp cũng khác nhau, tức bốn giáo chẳng đồng. Năm hạng người phương tiện, ngoài phàm hợp nhất, nội phàm chia ra bốn thứ, đó là Noãn, Đảnh, Nhẫn, Thế đệ nhất, tư duy vẫn còn, là có tâm bịnh, hai quả cõi Dục tàn tư, ba quả cõi sắc đều là tâm bịnh, bỏ qua chẳng nói nên nói cho đến. Thân bịnh còn tồn tại: như Thân Tử bị bịnh sốt, Tất-lăng-già bịnh đau mắt, thói quen chẳng mất, như Tất-lang-già có tâm mạn, Thân Tử có tâm sân, Duyên giác ngầm huân tập chưa sâu xa, tâm bịnh vẫn còn. Cho nên nói cũng vậy. Sáu độ đồng phàm phu, Thập địa của Thông giáo y theo bốn quả có thể biết. Cho nên nói cũng vậy. Không nói nội ngoại phàm của Biệt Viên, văn lược. Sanh biến dịch, nói biến dịch bao gồm hai cõi. Ở đây nói y theo Bốn đế vô tác, lại nói về người sanh Thật báo và sanh phương tiện dứt bỏ trần sa. Nếu sanh phương tiện chưa dứt bỏ trần sa thì phải tu Bốn đế vô lượng. Năm phần v.v… trở xuống là nói về thân bịnh, vô minh v.v… trở xuống là nói về tâm bịnh. Nói về bốn mươi hai vị làm sâu cạn, ưư kém, nặng nhẹ lẫn nhau. Vọng v.v… trở xuống làsâu, hơn, nhẹ, vọng v.v… trở lên là cạn, kém, nặng. Cho đến bậc Đẳng Giác một đời đều có hai thứ bịnh. Cho nên trong kinh nói Diệu Giác không bịnh. Đẳng giác một phẩm giống như vô thường, diệu giác rốt ráo, cho nên năm điều thường mới không có hai bịnh. Lửa trong ngoài tức bảy thứ lửa trong Kinh Nhân Vương, một là lửa quỷ, hai là lửa rồng, ba là lửa sấm chớp, bốn là lửa thần nói, năm là người, sáu là lửa cây, bảy là lửa giặc. Lửa người là khi nghiệp ác phát thì thân nghiệp tự xuất hỏa. Lửa cây là như lâu ngày các cây tự phát lửa. Ở đây nói lửa bên trong lửa người, lửa bên ngoài tức sáu thứ lửa còn lại. Lại nữa, lửa bên trong là bịnh, bịnh nhuốm vào thân như lửa thiêu đốt vật. Lại nữa, thân nội hỏa lớn chẳng điều hòa cho nên là bệnh. Vì thế kinh nói từng lóng đốt xương đau nhức, xưng danh tụng chú liền được khỏi. Bệnh hết gọi là khỏi, việc giải thích đúng như văn hoặc nói về sự chứng. Như Đông Tấn tạ phu Nam Tề lục quả được Quán Âm ứng nghiệm, truyện có nói rõ. Cho nên nói thiêu thân, thân dụ cho kiến đế. Vũ trụ, chữ vũ trên khứ thanh, vũ giống chữ giáng, tức là người Tín hành, bẩm giáo tu quán dứt bỏ kiến hoặc. Cho nên suy nghĩ các hoặc v.v… tư chẳng chướng lý, thật ra phụ giúp lý. Như tu v.v… trở xuống là nêu bày tướng giúp cho lý. Nói lửa bên trong, vì nội hỏa ở thân như tư hoặc giúp lý. Chỗ chỗ chín phẩm, ba cõi chín địa đều chín phẩm, cộng lại tám mươi mốt phẩm tư hoặc. Trước một v.v… trở xuống là nói về pháp hành. Ví dụ như rồng làm mưa. Kinh nói lửa bên ngoài tức nói Long Vương làm mưa, lửa bên trong chỉ nói trừ khỏi. Nay Đại sư y nghĩa đặt tên. Thân bịnh đã được gọi là bịnh lửa lành, tức là nghĩa mưa xuống. Chính là dùng lửa bên trong tiêu biểu cho tư hoặc, tức lấy long vương tiêu biểu cho tâm vương, tâm linh tự tại như rồng kia. Tâm vương Vô lậu, là chỉ cho ba hướng ba quả, tâm sở quán vô lậu, phát đắc thiền định, nước pháp phun mưa. Mưa có công năng dập tắt lửa như thiền có công năng dứt bỏ tư hoặc.

Hỏi: Trước giải thích lửa bên ngoài tiêu biểu cho thấy đạo, chính là nói về Tín Hạnh. Ở đây nói tu đạo vì sao tác pháp hành giải thích ư?

Đáp: Thấy đạo, tu đạo đều có hai căn lợi, độn. Lợi nhập thấy đạo gọi là Pháp hạnh, độn nhập gọi là Tín hạnh, lợi nhập tu đạo gọi là Kiến chí, độn nhập gọi là Tín giải. Cho nên Kiến, Tu đều có hai hạnh Tín, Pháp. Nay lấy sơ nhập kiến đạo bẩm giáo nghĩa mạnh. Nói về tín là tiện, tu đạo trọng duyên, nói về pháp là tiện, đắc ý mà nói nghĩa, phải gồm có cả phần đoạn .Kiến tư có thể giải, trong tám người trước thì hai người Biệt, Viên giống như ở địa vị phàm phu. Chỗ phá vẫn là kiến hoặc giới nội Cho nên nói có thể giải. Biến dịch v.v… trở xuống: Là hai hạng người sau, chính là ba bậc Hiền của Biệt giáo, hoặc giới nội dứt sạch, đã sanh phương tiện và viên sơ Trụ, đã dứt vô minh sanh cõi Thật báo. Hai hạng người này đều nói về đồng thể kiến tư của giới ngoại. Vì nói rõ nghĩa lửa bên trong, lửa bên ngoài. Năm dục hấp dẫn, như trong Hoa Nghiêm chép: Vô lượng hương hoa mây, trăm ngàn thiền định. Hương hoa mây tức là cõi biến dịch trong cõi Dục, Thiền định là cõi Sắc, Vô Sắc. Đây là tư hoặc giới ngoại, văn thiếu, thấy nghĩa như trong Địa Trì. Đẳng giác nhập ly thấy thiền. Kinh Niết-bàn chép: Ca-diếp tự nói rằng: về trước gọi người tà kiến, đều là kiến hoặc giới ngoại. Nhưng kiến tư này thật không khác thể. Nhưng chỉ cho vô minh căn bổn, chướng lý gọi là kiến, nhuận sanh gọi là tư, chẳng đồng hai hoặc giới nội. Sai biệt sự giải trở xuống là văn Nhĩ nhã. Chữ cơ hoặc cơ, đều chung cho năm thứ hạt, lúa, đậu, lúa tẻ, kê, mè. Có chỗ nói phòng tán sừng có gai. Ví như bốn câu trong giải. Hai câu đầu nói không nghe giáo là đói, nghe giáo sanh giải làm no, hai câu kế là có giải mà vô hành là đói, giải và hành đầy đủ là no. Chánh tuệ là chánh hạnh. Tăng ích pháp thân như năm thứ hạt nuôi dưỡng sắc thân. Cho nên vô tuệ là đói, giúp đạo tức mang sự gồm tu giúp thành chánh tuệ. Luận Dương Tuyền Vật Lý chép: rau quả thật giúp thêm lúa gạo. Cho nên lấy vô trợ đạo là đói, cho đến điều lành cõi trời, cõi người, lược người chịu khổ báo, nên nói cho đến. Theo Thập Nhân Truyện Tác thì khổ báo không pháp lành là đói, rốt ráo là no. Giải thích trong nạn vua thì đã nói phần đoạn, biến dịch, tức là y theo mười hạng người để nói về nạn vua. Bốn ma: là ma trời, ma năm ấm, ma phiền não và ma chết. Mười ma, Hoa Nghiêm nói: Một là ma năm ấm sanh các chấp, hai là ma phiền não sanh tạp nhiễm, ba là ma nghiệp làm chướng ngại, bốn là tâm ma khởi kiêu mạn, năm là ma chết xả sanh xứ, sáu là ma trời tự kiêu căng buông lung, bảy là ma gốc lành thường chấp chặt, tám là ma Tam-muội mê đắm mùi vị, chín là ma thiện tri thức, khởi tâm mê đắm, mười là ma Bồ-đề pháp thí, thường chẳng xả. Cho nên nói dưới đây dẫn kinh Anh Lạc chứng minh. Tức Đẳng giác hậu tâm không ngại Trung đạo đã hàng phục phiền não, giải thoát đạo đoạn tức nhập Diệu giác. Cho nên nói chỉ có một phần ma chết. Đạo tặc là sáu căn, sáu trần, như kinh Kim Quang Minh nói xóm làng sáu nhập giặc kiết sử đã dừng nghỉ. Như người được sanh lên cõi trời. Vãng: Là từ cõi người sanh lên cõi trời thì nói về trời, đường là lao ngục, trời sanh xuống cõi người làm người, đường là lao ngục. Qua lại sáu đường nên chú thích vân vân. Đương phần thọ thân là ngục, chẳng cần y theo chỗ đến. Như người ở trong cõi người, trời ở trong cõi trời, tức gọi là lao ngục. Cũng nói về mười thứ hành nhân, hai thứ trước rất dễ biết, tám thứ sau đều đủ hai nghĩa ngục. Cho nên biết mười thứ hành nhân đều chưa thoát khỏi lao ngục. Cho nên phải thỉnh Quán Âm. Chỉ có mình Phật đã ra khỏi hai thư ngục của ba cõi. Cho nên ở tay gọi là xiềng. Ở chân gọi là cùm. Hai tay hai chân tiêu biểu cho định tuệ, mê mờ tán loạn là chướng, như xiềng xích gông cùm. Ở cổ gọi là cùm, toàn thân là xiềng, trên hai vai gọi là gông. Âm bên trái tiêu biểu cho thật, dương bên phải tiêu biểu cho quyền. Kiến, tư, trần sa là chướng về quyền. Vô minh là chướng về thật, tức ba hoặc như gông cùm. Cho nên nói già, là chướng quyền, thật. Bị sự trói buộc của nghiệp: Nghĩa là bị dây nghiệp trói buộc. Hữu bộ nói nghiệp quá khứ được đến vị lai. Thân chết được lui, vị lai báo khởi. Nếu một nghiệp thành là được một nghiệp lớn, đắc ở nghiệp pháp.Lại nữa do Tiểu đắc, đắc ở Đại, đắc sát-na thứ hai thành ba đại đắc, đắc hai đắc trước là do nghiệp pháp. Đắc sơ niệm đều thành pháp, nên còn gọi là ba Tiểu đắc, đắc ba Đại trước. Trước sát-na ban đầu chín pháp thành tựu. Sát-na thứ ba có hai mươi bảy pháp. Hễ nói Đại Tiểu đắc, đều do đại đắc đắc ở bổn pháp, lại do Tiểu đắc đắc ở Đại đắc, lại Đại đắc đắc ở Tiểu đắc, nên Đại Tiểu đắc thay nhau đắc. Cho nên biết niệm thứ ba trở đi thì xoay vần như thế, đắc khắp hư không. Cho nên trong một đời đối với một nghiệp tư đã khởi đắc thì vẫn còn vô lượng, huống chi vô lượng đời vô lượng nghiệp đắc, cho đến mé vị lai. Hoặc trải qua bộ tông đắc đã là giả. Chỉ nói ý và thân, miệng hòa hợp thành nghiệp. Giả lập có hạt giống cho đến đời vị lai, hoặc trong tạng thức Đại thừa giữ gìn đầy đủ, cho đến vị lai. Đời tuy có sự khác nhau nầy nhưng hễ thọ báo xứ chắc chắn là do tinh huyết bốn đại trói buộc, không được phân biệt chẳng phải đắc về sau thường là bị sự trói buộc. Sự trói buộc chưa cởi mở đã trói buộc trở lại. Cho nên nay tiêu biểu bằng gông cùm của toàn thân Trải qua năm sự ràng buộc ấy: Là năm chỗ: Đầu và hai tay hai chân bị trói buộc, nếu làm chỗ tiêu biểu là năm phần chướng. Hải v.v… trở xuống là giải thích vào biển lớn, một là nói về sanh tử sâu xa rộng lớn như biển. Hai là nói về pháp tánh sâu xa rộng lớn như biển. Vọng tưởng động pháp tánh, vọng tưởng như gió thổi mây đen. Động pháp tánh, tức là toàn pháp tánh là vô minh, không nhiễm mà nhiễm, tạo khắp sanh tử gọi là sóng mòi. Trải qua sóng gió, Tam Thương chép: hồi là nước chảy, chảy qua núi sắc nước kinh sợ sóng như núi. Giữ lý không thật có, lý chẳng phải bốn câu, cho nên chấp chẳng được. Nên pháp tánh v.v… trở xuống là văn đại kinh, đối với bốn khởi định chấp cho nên thành thuốc độc. Đạt được bốn, không bốn cho nên thành cam lộ. Độc cho nên sớm chết yểu, vì ngon ngọt cho nên kéo dài tuổi thọ. Dao kiếm làm tổn thương hư hoại nên tiêu biểu cho vô thường. Chú thích vân vân: Là nói về mười thứ hành nhân tức là hai thứ. Ba cõi đều bị vô thường xoay chuyển, cho đến Đẳng giác một phần cũng là vô thường, trải qua quá khứ đến sợ hãi là nói quả do nhân. Tất cả khổ tức là các quả khổ như lúa thóc mắc mỏ v.v… Hoặc do quá khứ chiêu cảm, tức thành hai quả báo: thuận sanh và thuận hậu. Nếu do nghiệp ác hiện đời chiêu cảm thì thành quả báo thuận hiện. Như lửa đốt củi, kinh Niết-bàn nói chút điều lành có công năng dứt ác lớn, thí như chút lửa có thể đốt cháy tất cả. Những nỗi lo sợ như ba độc v.v… tức phiền não đẳng phần và trên là bốn phần thọ vị v.v… Kinh Hoa Nghiệm nói vua Thánh Chuyển Luân sanh Thái tử. Mẹ là chánh hậu, thân tướng đầy đủ. Vua cho Thái tử ngồi tòa voi trắng, trang sức bằng vàng, võng lọng màn che rộng lớn cho đến tấu trỗi các âm nhạc, cho nước bốn biển lớn vào trong bình vàng, vua rưới mước trong bình này lên đầu Thái tử, lúc ấy gọi là thọ nhận chức vị vua. Thập Địa chép: Là chỉ cho phẩm Thập Địa của Hoa nghiêm nói Địa Pháp Vân thứ mười. Nên kinh nói Bồ-tát nhậm chức cũng giống, các Đức Phật rưới nước trí tuệ lên đảnh, gọi là Bồ-tát thọ chức đại trí. Đây thời chỉ có Địa Pháp Vân được gọi là Bồ-tát Quán đảnh. Phật chỉ có Pháp tánh: Rốt ráo hiển lý cho nên địa dưới không thấy được. Lý cùng cực không thể suy lường, giải thập nhân trí hữu đảnh mới thấy được. Do điều mình đã giải không thể suy lường lý rốt ráo cùng cực. Đây đều lấy một phần trí tuệ làm đảnh. Nếu được dưới đây bẩm thọ giáo tiến hành giống như được rưới thọ chức, năng dùng v.v… tức Quán Âm Diệu giác rưới nước biển pháp tánh khắp trên đảnh trí tuệ của mười thứ hành nhân. Đảnh của Thập địa này, cho rằng kinh nói quán đảnh là nói về Thập địa còn phải rưới Thập địa, vị dưới có thể biết. Phải tụng thuộc lòng: Là tụng thầm nho nhỏ. Chú này đã như vậy, trên dưới so sánh theo mà biết. Nhưng sự nghi của các kinh đối cơ đều khác nhau. Như chú Xí Thạnh Quang thì khiến tiếng mạnh mẽ. Văn nầy thì bảo tụng thuộc lòng. May mắn thuận lới Phật mới khế hợp ý Thánh. Nêu bày trong pháp dụng, thì kinh này là do chúng thế tục phát khởi. Có lời dạy trì trai, dứt dâm v.v… Nghiệp thân miệng, Thái thống chép: Nói trai là trai. Trai chẳng phải trai chính là trai. Cho nên quân tử chẳng có việc lớn, chẳng có cung kỉnh thì chẳng phải trai, chẳng phải trai thì đối với chúng sanh không phòng bị, ham thích dục không dứt và kia sắp trai. Đề phòng tà vật, dứt hẳn ham muốn, tai không nghe nhạc. Nay giải thích chẳng ăn quá ngọ là trai, cũng lấy phòng bị tà, dứt hẳn ham muốn kia, là nghĩa trai chẳng phải trai. Kinh Tam-muội Tỳ-la nói buổi sáng các vị trời ăn, giữa ngày các Đức Phật ba đời ăn, mặt trời lặn súc sanh ăn, trời tối quỷ thần ăn. Phật chế dứt nhân sáu đường khiến đồng với các Đức Phật ba đời. Nay giải thích theo lý, cho nên nói trai, chính là Trung đạo, sau ngọ không ăn, tức Phật chế sau giờ ngọ không được ăn. Nay tiêu biểu Sơ trụ, Sơ Địa viên chứng Trung đạo. Ngoài tâm không pháp như sau ngọ không được ăn. Về chính thực: Luật Tứ phần có năm thứ, Bồ-xà-ni, Hán dịch chính thực, là năm thứ cơm, gạo rang, cơm khô, cá, thịt; Khư-xà-ni, Hán dịch bất chính thực, là cành lá hoa quả xay nhỏ mà ăn. Nay nói trước giờ ngọ được ăn là bất chánh thực. Dưới đây trước nêu viên vị. Tiền phương tiện, chỉ cho giai vị Nội Phàm Trụ tiền. Trụ tiền đã có tương tự chứng nghĩa. Đây là trước giờ ngọ được ăn. Cũng là dưới đây kế nêu biệt vị, địa tiền lìa biên quán trung, tức là ngoài pháp giới có pháp. Kinh nói chẳng uống rượu, như Luật Ngũ Phần nói ấp Bạt-đà-việt có con rồng dữ phun mưa đá tổn hại mầm lúa, các cư sĩ thỉnh Bà-đà-kiệt-đà hàng phục. Do uống rượu nên Ngài ói mửa nằm ở giữa đường. Phật dạy xưa hàng phục rồng dữ, nay không thể hàng phục tôm ếch. Do đó nói dần dần dứt giới rượu. Vì rượu khiến người hôn mê tán loạn. Cho nên nay trừ chú này, không được uống. Nói về lý thì rượu là vô minh. Kinh Niết-bàn chép: thí như người say thấy mặt trời, mặt trăng xoay chuyển. Không ăn thịt, hoặc giải thích theo sự, như Kinh Lăng-già nói có vô lượng nhân duyên không nên ăn thịt, cho đến nói khiến người tu hành chẳng sanh từ tâm, và khiến chú thuật không thành tựu v.v… là đại từ vô duyên, đây là giải thích theo lý.

Pages: 1 2 3 4