thiệu long

Phật Quang Đại Từ Điển

(紹隆) I. Thiệu Long. Thừa kế chính pháp và làm cho chính pháp phát huy rực rỡ. Như Thiệu long Tam bảo, nghĩa là kế thừa Tam bảo Phật, Pháp, Tăng và làm cho Tam bảo hưng thịnh. [X.phẩm Phật quốc kinh Duy ma]. II. Thiệu Long (1077 ?-1136). Cao tăng Trung quốc thuộc tông Lâm tế, sống vào đời Tống, người Hàm sơn, Hòa châu (tỉnh An huy), Trung quốc. Năm 9 tuổi, sư đã vào viện Phật tuệ chuyên nghiên cứu Luật tạng. Sư từng tham yết ngài Tịnh chiếu Sùng tín ở Trường lô, rồi lần lượt tham phỏng các ngài Trạm đường Văn chuẩn ở núi Bảo phong và Tử tâm Ngộ tân ở núi Hoàng long. Sau, sư đến Giáp sơn (tỉnh Hồ nam) theo hầu ngài Viên ngộ Khắc cần – vị cao tăng của phái Dương kì thuộc tông Lâm tế, trong 20 năm, đồng thời nối pháp của ngài. Năm Kiến viêm thứ 4 (1130), sư trụ Vân nham thiền tự ở núi Hổ khâu tại Bình giang, mở rộng Thiền phong của ngài Viên ngộ, người đương thời gọi sư là Hổ khâu Thiệu long, lâu ngày bèn trở thành một phái, tức phái Hổ khâu. Sau khi Thiền sư Viên ngộ Khắc cần thị tịch, sư cùng ngài Nhã bình biên tập ngữ lục của Thiền sư Viên ngộ. Năm Thiệu hưng thứ 6 (1136), sư thị tịch, thọ 60 tuổi(có thuyết nói 65 tuổi). Học trò là Tự thụy biên soạn Hổ khâu Long hòa thượng ngữ lục 1 quyển, ngài Từ lâm soạn bài minh tháp. Ở Nhật bản, pháp hệ của sư cũng rất hưng thịnh. Chân núi Thiếu thất THIÊU NGUYÊN (?-?) Cao tăng Trung quốc thuộc tông Hoa nghiêm, sống vào đời Tống. Sách Pháp giới quán môn trí đăng sớ 1 quyển hiện còn là do sư soạn để chú thích bộ Pháp giới quán môn doHòa thượng Đỗ nhuận, Sơ tổ tông Hoa nghiêm soạn vào đời Đường.