thiệt căn

Phật Quang Đại Từ Điển

(舌根) Phạm: Jihvendriya. Pàli:Jivhendriya. Chỉ cho chỗ nương của thức lưỡi, duyên theo vị cảnh, gọi là Thiệt căn, 1 trong 5 căn, 1 trong 6 căn, 1 trong 12 xứ, 1 trong 18 giới, 1 trong 22 căn. Nói nôm na là cái lưỡi dùng để nếm mùi vị. Nghĩa gốc của chữ Phạmjihvàlà ngọn lửa, tức hàm ý là hay nếm, nghĩa là lúc tế thần bỏ các vật dụng cúng vào trong lửa, ngọn lửa tức là sự nếm của thần.Ởcõi vô sắc không có thiệt căn, chỉ có ở cõi Dục và cõi Sắc. Trong 12 xứ, Thiệt căn gọi là Thiệt xứ (Phạm:Jihvàyatana); trong 18 giới thì gọi là Thiệt giới (Phạm:Jihvà-dhàtu). [X.luận Đại tì bà sa Q.90, 142, 145; luận Câu xá Q.1, 2; luận Du già sư địa Q.54; luận Hiển dương tánh giáo Q.1; luận Phẩm loại túc Q.1; luận Thành duy thức Q.8]. (xt. Nhị Thập Nhị Căn, Thập Nhị Xứ, Thập Bát Giới, Ngũ Căn).