Thiện

Từ Điển Đạo Uyển

善; C: shàn; J: zen; S: kuśala; P: kusala;
Có các nghĩa sau: 1. Đức hạnh, đạo đức tốt, tính tốt, điều thiện, đức tính tốt (s: kusala, kuśala, kalyāna; t: dge ba); 2. Tài giỏi, thông thạo, từng trải, khéo léo; 3. Làm cho hoàn thiện.
[Phật học] 1. Có thể chấp nhận, chính đáng, đúng, chính xác, hài lòng; 2. Việc lành, việc làm tốt lành và quả báo của nó (thiện nghiệp 善業; s: śubham karma, śubha); 3. Như một trạng từ, có nghĩa là hay, giỏi, khéo léo, hoàn thiện; 4. Theo giáo lí của tông Duy thức, “thiện” lập thành 1 trong 5 nhóm thuộc phạm trù “Tâm sở pháp”, gồm 11 “thiện” pháp trong nhóm ấy. Đó là: 1. Tín (信; śraddhā), lòng tin tưởng chắc chắn; 2. Cần (勤) hoặc Tinh tiến (精進; vīrya), siêng năng tu tập; 3. Xả (捨; upekṣā); 4. Tàm (慚; hrī), cung kính tuỳ thuận người có đức hạnh; 5. Quý (愧; apatrāpya, apatrapā), biết sợ quả báo của tội lỗi, biết xấu hổ; 6. Vô tham (無貪; alobha); 7. Vô sân (無瞋; adveśa); 8. Bất hại (不害; ahiṃsā); 9. Khinh an (輕安; praśrabdhi); 10. Bất phóng dật (不放逸; a-pramāda).