thiên thai tứ thích

Phật Quang Đại Từ Điển

(天臺四釋) Cũng gọi Thiên thai tứ đại thích lệ, Tứ đại thích lệ, Tứ chủng tiêu thích, Tứ chủng tiêu văn. Chỉ cho 4 phương pháp mà Đại sư Trí khải tông Thiên thai sử dụng trong việc giải thích kinh Pháp hoa. Đó là: 1. Nhân duyên thích (cũng gọi Cảm ứng thích): Tức căn cứ vào quan hệ nhân duyên giữa Phật và chúng sinh mà giải thích. Giáo pháp là do cảm ứng đạo giao mà hưng khởi, dùng 4 tất đàn làm nhân duyên mà lập ra 4 cách thích nghĩa: a) Thế giới tất đàn: Khiến cho chúng sinh ưa muốn. b) Cáccácvị nhân tất đàn: Làm cho chúng sinh sinh lòng tin. c) Đối trị tất đàn: Phá trừ thói chấp ác. d) Đệ nhất nghĩa tất đàn: Đưa chúng sinh vào thực tướng. 2. Ước giáo thích: Căn cứ vào nghĩa của 4 giáo: Tạng, Thông, Biệt, Viên, mà giải thích văn kinh từ cạn đến sâu. 3. Bản tích thích: Chỉbàyrõ sự khác nhau giữa Bản và Tích, căn cứ vào 2 môn Bản địa và Thùy tích mà giải thích pháp nghĩa. 4. Quán tâm thích: Hiểu rõ pháp nghĩa, nhưng nếu sự tu hành không ăn khớp với hiểu biết ấy thì chẳng lợi ích gì cho mình, bởi vậylạiphải dùng từng câu văn làmđối cảnhquántâm, quán xét sự cao rộng của tâm mình. Về 4 cách giải thích trên đây nếu liên quan đếnviệc làm củaPhật và cácvịđệ tử thì thường dùng Nhân duyên thích; đối với các giáo nghĩa như Như thị ngã văn… thì thường dùngƯớc giáo thích; về sự tích của đức Phật và bản thân của các đệ tử thì thường dùng Bản tích thích; còn về tên đất như thành Vương xá và các danh số thì thường dùng Quán tâm thích. [X. Pháp hoa kinh văn cú Q.1, phần đầu; Pháp hoa văn cú kí Q.1, phần đầu].