thiền môn nhật tụng

Phật Quang Đại Từ Điển

(禪門日誦) Tác phẩm, 2 quyển, tác giả cũng như niên đại ấn hành lần đầu tiên đều không rõ. Chỉ được biết có các bản in vào năm Đạo quang 14 (1834) đời Thanh, bản của chùa Dũng tuyền, Cổ sơn, tỉnh Phúc kiến in vào năm Quang tự 12 (1886) đời Thanh, bản in vào năm Quang tự 26 (1900) có bài tựa và bản do Kim lăng khắc kinh xứ in lại nguyên bản của chùa Thiên đồng, tỉnh Chiết giang…nhưng nội dung các bản in trên đều hơi khác nhau. Nội dung sách này, ngoài việc thu chép các pháp yếu, pháp ngữ, cảnh sách, vấn đối, huấn hối văn…của cácĐại sư trong Thiền môn, còn thu chép 1 lượng lớn kinh, luật, kệ, nghi văn, chú…thường dùng trong các chùa việnnói chung, như thần chú Đại Phật đính thủ lăng nghiêm, Bát nhã tâm kinh, Niệm Phật khởi chỉ nghi… Vì thời đại Minh, Thanh các tông phái có xu hướng dung hợp, nhất là 2 tông Thiền và Tịnh độ lại càng rõ ràng. Do đó, tác phẩm này tuy mệnh danh là Thiền môn nhật tụng (khóa tụng hàng ngày trong Thiền môn) nhưng thực thì không còn là Thiền môn thuần túy nữa.