thiền lâm

Phật Quang Đại Từ Điển

(禪林) I. Thiền Lâm. Cũng gọi Tùng lâm. Tức làthiền viện, thiền tự, là đạo tràng tu hànhthiền pháp; là nơi mà người học từ khắp nơi tụhọpvề để khích lệ nhau tham thiền, học đạo. Ví dụ người về chùa viện tu hành, nhiều như cây trong rừng, nên gọi là Lâm. II. Thiền Lâm. Tức chỉ cho Thiền tông, Thiền môn. THIỀN LÂM BẢO HUẤN Cũng gọi Thiền môn bảo huấn, Thiền môn bảo huấn tập. Tác phẩm, 4 quyển, do ngài Thiện tịnh biên soạn lại vào đời Nam Tống, được thu vào Đại chính tạng tập 48. Nội dung thu chép các di ngữ giáo huấn của các Thiền sư đời Tống, từ ngài Hoàng long Huệ nam đời thứ 11 đến ngài Phật chiếu Chuyết am đời thứ 16, thuộc hệ thống Nam nhạc, gồm 300 thiên, cuối mỗi thiên đềucóghi rõ xuất xứ. Sách này đầu tiên do 2 Thiền sư Diệu hỉ Phổ giác và Trúc am Sĩ khuê thu chép ở chùa Vân môn tại tỉnh Giang tây, trải qua nhiều năm bị thất tán, đến khoảng năm Thuần hi (1174-1189) đời Nam Tống, ngài Tịnh thiện được 1 vị Lão tăng là Tổ an tặng cho bộ sách này. Nhưng rất tiếc vì quá lâu năm, đã bị mọt làm tổn hại, đầu đuôi thiếu sót, nên ngài Tịnh thiện phải sưu tầm trong các ngữ lục, truyện kí thêm vào để biên soạn lại, tức là bộ Thiền lâm bảo huấn hiện hành. Sách này có các bộ chú thích như Thiền lâm bảo huấn hợp chú 4 quyển, do Trương văn gia kiểm xét đính chính lại, Thiền lâm bảo huấn niêm tụng 1 quyển, do ngài Hành thịnh soạn, Thiền lâm bảo huấn bút thuyết 3 quyển, do ngài Trí tường soạn… Sách này xưa nay rất thịnh hành trong Thiền lâm, thường được xếp vào loại sách nhập môn cho các sa di mới học.[X. Đại minh tam tạng thánh giáo Bắc tạng mục lục Q.4; Thiền tịch chí Q.hạ]. THIỀN LÂM BỊ DỤNG THANH QUI Cũng gọi Bị dụng thanh qui, Trạch sơn thanh qui, Chí đại thanh qui, Bị qui.Thanh qui, 10 quyển, do ngài Trạch sơn Nhất hàm biên soạn, hoàn thành vào năm Chí đại thứ 4 (1311) đời vua Vũ tông nhà Nguyên, được thu vào Vạn tục tạng tập 112.Nội dung sách này gồm có 169 hạng mục nói về các nghi qui, lễ pháp… trong Thiền lâm xưa nay như: Thánh tiết thăng tòa phúng kinh, Tọa thiền, Lăng nghiêm hội, Chuyên sứ thỉnh Trụ trì, Bách trượng qui kính văn, Trì phạm quĩ nghi, Đương đại trụ trì niết bàn, Nhật dụng thanh qui… [X. Thiền tịch chí Q.thượng]. THIỀN LÂM CHỨC VỊ Chỉ cho ngôi thứ các chức vụ được thiết lập trong các chùa viện của Thiền tông, bất luận trên hay dưới đều theo pháp phổ thỉnh, đều tham gia lao động để tự cung, tự cấp, phân công chức vụ để cùng làm.Cứ theo Thiền lâm loại tụ quyển 9 thì các chức vị chấp sự được đặt ra trong thanh qui ngày xưa gồm có: Thủ tọa, điện chủ, Tạng chủ, Trang chủ, Điển tọa, Duy na, Giám viện, Thị giả… Nhưng sự tổ chức của các chùa viện đời sau mỗi ngày thêm to lớn hơn, gia phong mỗi chùa không giống nhau, vị Trụ trì của 1 chùa phần nhiều tùy thời mà đặt ra, tự lập các chấp sự, cho nên danh mục rất nhiều, có tới 23 cho đến 80 loại.Ở Trung quốc, từ đời Diêu Tần về sau, dần dần hình thành chế độ quản lí chùa viện, tùy theo công việc trong chùa mà đặt ra các chức vị như: Thượng tọa, Tự chủ và Duy na, gọi là Tam cương. Trong đó, Thượng tọa là vị Trưởng lão trongđại chúng tỉ khưu, Tự chủ phụ trách công việc xây dựng, quản lí điện đường, còn Duy na thì chiếu theo thanh qui của chùa, chỉ huy các việc hàng ngày. Từ đời Đường về sau, chức vị trong các chùa viện Thiền tông thêm nhiều, người chủ quản 1 chùa tức biểu thị ý nghĩa giữ cho chính pháp trụ lâu ở thế gian, gọi là Trụ trì, hoặc Phương trượng, Đường đầu hòa thượng… Dưới vị Trụ trì là các chấp sự; người làm các việc trong chùa và theo hầu bên cạnh vị Trụ trì, gọi là Thị giả. Theo chương Lưỡng tự trong Sắc tu bách trượng thanh qui quyển 4 thìtrong các chùa viện lớn của Thiền tông có đặt ra 6 vị Tri sự Đông tự và 6 vị Đầu thủ Tây tự. Các chức vị được xếp bên đông Pháp đường, gọi chung là Tri sự; các chức vị được xếp bêntây Pháp đường, gọi chung là Đầu thủ. Tri sự có nghĩa là người làm các việc, cũng gọi là Chủ sự, Chấp sự. Sáutri sự tức chỉ cho 6 chức vị làĐô tự, Giám tự, Phó tự, Duy na,Điển tọa và Trực tuế. 1. Đô tự(cũng gọi Đô tổng, Đô giám tự, Đô quản, Khố tư): Tức là chức vị cao nhất trông coi tổng quát mọi việc trong chùa. 2. Giám tự(cũng gọi Giám viện, Viện chủ, Tự chủ, Viện tể, Chủ thủ, Quyền quản): Chức vị kế sauĐô tự, có nhiệm vụ giám sát các việc trong chùa. 3. Phó tự(cũng gọi là Khố đầu, Tri khố, Quĩ đầu, Tài bạch, Chưởng tài): Người trông coi, tính toán việc chi thu. Chức vị trên Duy na gọi là Thượng phó tự; chức vị dưới Duy na gọi là Hạ phó tự. 4. Duy na: Gọi tắt của 2 từ Cương duy và Yết ma đà na (Phạm:Karma-dàna, Hán dịch là Thụ sự, cũng gọi làĐô duy na, Hán dịch là Duyệt chúng). Tức là chức vị coi về uy nghi tiến thoáicủa chúng tăng. 5. Điển tọa: Người phụ trách các việc ăn uống,giường tòa… 6. Trực tuế: Người coi về các việc xây cất, cày cấy…; chức vị này tuy hàm ý nghĩa nhiệm kì 1 năm, nhưng cũng có khi nhiệm kì không nhất định là 1 năm. Ngoài ra, trong 6 Tri sự, trừ Đô tự, 5 chức vị còn lại gọi là Ngũ tri sự. Bốn chức: Giám tự, Duy na, Điển tọa và Trực tuế, gọi là Chủ sự tứ viên. Ở giữa Đô tự và Giám tự có đặt thêm 1 chức Đô văn. Người chuyên môn quản lí việc chi thu tiền bạc, thóc gạo… của thường trụ, gọi là Đề điểm. Đầu thủcó nghĩa là người đứng đầu lãnh đạo. SáuĐầu thủ tức là chỉ cho 6 chức vị: Thủ tọa, Thư kí, Tạng chủ, Tri khách, Tri dục và Tri điện. 1.Thủ tọa(cũng gọiĐệ nhất tòa, Tọa nguyên, Thiền đầu, Thủ chúng): Đồng nghĩa với Thượng tọa; chỉ cho người ở địa vị đầu trong đại chúng mà về mặt nghi biểu xứng đáng làm khuôn phép cho đại chúng. Trong đó, người lãnh chúng ở phía trước bản xuất nhập trong Tăng đường(bản này được đặt ở 2 bên khám thờ tượng Thánh tăng ở chính giữa Tăng đường), gọi là Tiền đường thủ tọa; còn người lãnh chúng ở phía sau bản xuất nhập thì gọi là Hậu đường thủ tọa. Trong 2 vị này, lấy Tiền đường thủ tọa làm địa vị cao nhất. Nhưng tại Nhật bản, từ thời đại Đức xuyên về sau, Tiền đường thủ tọa gọi là Tiền đường, Đơn liêu, hoặc Tọa nguyên, còn Hậu đường thủ tọa thì gọi tắt là Thủ tọa. Từ trong các vị Tiền đường thủ tọa chọn ra 1 vị có đức cao vọng trọng, gọi là Danh đức thủ tọa. Vị có đức ngoài các vị Thủ tọa đầu thủ được nghinh thỉnh làm người chỉ đạo đại chúng, gọi là Lập tăng thủ tọa. Các vị tôn túc như Trụ trì thuộc các sơn môn khác được đón mời đến để đảm nhiệm chức vị Thủ tọa, gọi là Khước lai thủ tọa. 2. Thư kí(cũng gọi Ngoại sử, Ngoại kí, Kí thất): Tức người phụ trách việc văn thư. Đối lại, Thư trạng thị giả cũng gọi Nội sử, Nội kí. 3. Tạng chủ(cũng gọi Tri tạng, Tạng ti, Kính tạng đường chủ): Chỉ cho người trông coi việc thu cất tạng kinh như tranh tượng, kinh sách… 4. Tri khách(cũng gọiĐiển khách,Điển tân, Khách ti): Tức người phụ trách việc tiếp đãi các tân khách từ các nơi đến. 5. Tri dục(cũng gọi Dục chủ): Người coi về nhà tắm và việc tắm gội, dưới quyền có chức Dục đầu phụ tá. 6. Tri điện(cũng gọi Điện chủ): Người chuyên trách việc đèn hương và quét tước trên điện Phật và Pháp đường. Trong 6 chức vị Đầu thủ, ngoài Tri điện ra, 6 chức còn lại gọi là Ngũ đầu thủ. Trong đó, 5 vị: Tiền đường thủ tọa, Hậu đường thủ tọa, Đông tạng chủ, Tây tạng chủ và Thư kí, được thay thế vị Trụ trì phụ trách việc Tiểu tham, vì vậy, 5 vị này cũng gọi là Bỉnh phất ngũ đầu thủ(Bình phất nghĩa là tay cầm cây phất trần, tượng trưng cho việc thuyết pháp khai thị). Khi thiền tăng cử hành pháp hội trên điện Phật, hoặc ở Pháp đường, thì vị Trụ trì đứng chính giữa, còn 6 vị Tri sự và 6 vị Đầu thủ chia ban đứng xếp hàng 2 bên. Sáu Tri sự là Đông tự, 6 Đầu thủ là Tây tự, gọi chung là Lưỡng tự, hoặc gọi là Lưỡng ban. Nhưng theo Hoàng bá thanh qui của Nhật bản thì Thủ tọa, Tây đường, Hậu đường, Đường chủ, Thư kí, Tri tạng, Tri khách, Tri dục, Trượng thị và Giám thu là Tây tự; còn Đô tự, Giám tự, Duy na, Phó tự, Điển tọa, Trực tuế, Duyệt chúng, Khách đường chủ, Kì cựu và Cư sĩ là Đông tự. Trong Thiền lâm, chức vi Thị giả tùy theo tính chất của công việc mà có các tên gọi khác nhau. Nếu theo hầu Thánh tăng thờ ở Tăng đường thì gọi là Thánh tăng thị giả; theo hầu bên cạnh vị Trụ trì thì gọi là Phương trượng thị giả. Trong các Phương trượng thị giả, người theo hầu vị Trụ trì để ghi chép pháp ngữ trong các buổi thướng đường, tiểu tham, phổ thuyết, khai thị, niệm tụng… thì gọi là Thiêu hương thị giả, cũng gọi Thị hương; người phụ trách việc thư tín, văn thư… của vị Trụ trì, gọi là Thư trạng thị giả; người tiếp đãi tân khách của vịTrụ trì, gọi là Thỉnh khách thị giả, hoặc gọi là Thị khách; người chuyên trách việc ăn uống của vị Trụ trì, gọi là Thang dược thị giả, hoặc gọi là Thị dược; người quản lí các tài vật của vị Trụ trì, gọi là Y bát thị giả, hoặc gọi là Thị y. Năm chức vụ nói trên, gọi là Ngũ thị giả. Trong đó, 3 vị thị giả: Thiêu hương, Thư trạng và Thỉnh khách, được gọi chung là Sơn môn tam đại thị giả. Ngoài ra, có thuyết cho rằng Cân bình, Ứng khách, Thư lục, Y bát, Trà phạn, Cán biện là 6 thị giả. Khi cử hành pháp hội, các vị thị giả: Thiêu hương, Thư trạng, Thỉnh khách và Thang dược, được xếp kế sau Tây tự đầu thủ, gọi là Lập ban tiểu đầu thủ; còn các vị: Đường đầu thị giả(Phương trượng thị giả), Thánh tăng thị giả, Diên thọ đường chủ, Lô đầu, Chúng liêu liêu chủ… thì gọi là Viện trung tiểu đầu thủ. Lại người ở trongliêu thị giả mà không đảm nhiệm 1 chức vụ nhất định nào, thì gọi là Bất li vụ thị giả. Ngoài ra còn có Bỉnh phất thị giả (do Thánh tăng thị giả kiêm nhiệm), Thị chân thị giả(hầu hạ vong linh các bậc cao đức)… Trong các chức nói trên, thì Đô tự, Duy na, Thiêu hương thị giả là các chức quan trọng, được gọi là Sơn môn tam đại thiền sư. Những vị nghỉ chức Tri sự và những vị thôi chức Thị giả, Tạng chủ và Thư trạng, được gọi là Cần cựu. Kế sau, là Liêu nguyên, người trông coi các liêu. Dưới Liêu nguyên, có Liêu trưởng, Liêu chủ(Tri liêu), Phó liêu, Vọng liêu… Đại chúng sở thuộc các Liêu chủ gọi là Động cước. Từ Liêu nguyên đến người phụ trách các việc lặt vặt, gọi chung là Biện sự. Y cứ vào chức vụ phụ trách, người Biện sự thông thường được gọi là Chủ, hoặc Đầu(tức đứng đầu một việc nào đó). Chẳng hạn như: Các chủ, Tháp chủ(Thị chân), Diên thọ đường chủ (Đường chủ, Niết bàn đường đầu), Phạn đầu, Chúc đầu, Thang đầu, Trà đầu, Thái đầu, Khương đầu, Tương đầu, Mễ đầu, Mạch đầu, Ma đầu, Cốc đầu, Viên đầu(hoặc gọi làViên chủ), Ma đầu(Ma chủ), Thủy đầu, Hỏa đầu, Sài đầu, Khôi đầu, Lô đầu, Oa đầu, Đăng đầu, Dũng đầu, Thụ đầu, Chung đầu, Tịnh đầu(hoặc gọilàTrì tịnh), Trang chủ(cũng gọi Đô trang), Giám thu, Giải viện chủ, Nhai phường hóa chủ… Nghĩa là: Các chủ là người phụ trách trông nom gác để kinh sách, Tháp chủ là người phụ trách việc đèn hương, quét tước tháp Phật và tháp các vị Tổ sư; Diên thọ đường chủ là người phụ trách trông coi nhà dưỡng bệnh, dưỡng lão; Phạn đầu là người phụ trách việc cơm nước; Chúc đầu phụ trách bữa ăn cháo sáng; Thang đầu phụ trách lấy nước nóng; Trà đầu phụ trách việc pha trà, Thái đầu phụ trách hái, nhặt rau; Khương đầu phụ trách việc lấy gừng; Tương đầu phụ trách việc cung cấp nước tương; Mễ đầu trông coi về gạo; Mạch đầu trông coi về lúa; Ma đầu trông coi về vừng (mè), Cốc đầu trông coi về ngũ cốc, Viên đầu phụ trách việc làm vườn, Ma đầu phụ trách việc xay thóc, giã gạo; Thủy đầu phụ trách việc gánh nước, Hỏa đầu phụ trách việc đun nấu, Sài đầu phụ trách việc củi đóm, Khôi đầu phụ trách việc lấy than, Lô đầu phụ trách việc đốt lò sưởi, Oa đầu phụ trách việc rửa cọ nồi niêu xoong chảo…, Đăng đầu phụ trách việc đốt đèn các liêu phòng; Dũng đầu phụ trách việc đóng và bảo quản các loại thùng để lấy và chứa nước, Thụ đầu phụ trách việc chăm sóc cây cảnh…, Chung đầu phụ trách thỉnh chuông, Tịnh đầu phụ trách việc dọn dẹp, quét tước nhà cầu xí; Viên chủ phụ trách việc làm vườn trồng rau; Trang chủ phụ trách việc cày cấy; Giải viện chủ phụ trách việc mua bán, tiếp đãi các quan chức… Nhai phương hóa chủ, tức người đi khuyến hóa trong phố phường, làng xóm để có được các vật dụng về cung cấp cho chúng tăng.Nơi quản lí các việc xây cất, tạo tác gọi là Tu tạo cục, dưới cục này có Giám tác (người giám sát công việc) và Tác đầu(người thực hiện công trình). Chức vị coi sóc giữ gìn giưòng chiếu, áo bát của chúng tăng trong Tăng đường, gọi là Trực đường. Trực ban vào tháng nào, ngày nào theo thứ tự gọi là Trực nguyệt, Trực nhật. Khi cáo hương phổ thuyết, người thuộc lòng các nghi lễ, lãnh đạo những người mới đến tham học, đứng đầu thay thế họ cử hành nghi thức, gọi là Tứ lai tham đầu, hoặc gọi tắt là Tham đầu. Nếu là nghi thức thuộc đại chúng cùng tham gia một lượt thì do vị Thủ tọa đảm nhiệm, người tham đầu phụ tá, gọi là Phó tham, người bổ sung sau, gọi là Vọng tham. Dưới vị Tham đầu, chức vị đứng đầu 1 tổ 3 người, gọi là Tiểu tham đầu. Tham đầu hành giả (Tham đầu của các hành giả) là tên gọi của người chỉ huy ở địa vị đầu trong các hành giả, nhưng khác với Tham đầu. Người đảm nhiệm việc tụng chú trong hội Lăng nghiêm, gọi là Lăng nghiêm đầu; cứ đó suy ra thì còn có Bát nhã đầu, Hoa nghiêm đầu, Di đà đầu… Ngoài ra, khi quan lại đến chùa thỉnh cầu vị Trụ trì thuyết pháp, thì chọn ra 1 người từ trong chúng, thay mặt đại chúng để hỏi đáp với vị Trụ trì, người ấy được gọi là Thiền khách; người tạm thời được bổ sung để hỏi đáp với vị Trụ trì, gọi là Phóng thiền khách. Người luân phiên chấp hành việc chùa gọi là Trực sảnh(sảnh là nơi làm việc chung trong chùa viện). Người đi tuần tra lúc nửa đêm, gọi là Tuần canh. Người được sai đi làm các việc ở ngoài, gọi là Chuyên sứ. Người coi về bếp núc gọi là Hỏa khách, Hỏa điền, Hỏa bạn. Người khiêng kiệu gọi là Kiệu phan. Ngoài ra, những chức phục vụ trong chùa viện, cũng được gọi là Hành giả. Nơi ở của các Hành giả gọi là Hành đường; người đứng đầu Hành đường, gọi là Hành đường chủ, hoặc gọi tắt là Đường chủ. Hành giả có những người đã cạo tóc, cũng có những người để tóc và mang theo gia quyến, rất nhiều chủng loại. Chẳng hạn như Tham đầu hành giả; Phó tham hành giả, Chấp cục hành giả(gọi chung Phương trượng hành giả, Lục cục hành giả…), Khố ti hành giả(phụ tá Đô tự), Đường ti hành giả(phụ tá Duy na), Khố tử(hành giả ở liêu Phó tự), Khách đầu hành giả, Trà đầu hành giả, Hát thực hành giả(tên gọi người xướng các thức ăn và nước uống trong bữa ăn. Hát nghĩa là xướng), Cung đầu hành giả(cũng gọi Cung quá hành giả) tức người phân phối các thức ăn uống), Trực điện hành giả, Chúng liêu hành giả, Môn đầu hành giả. Những hành giả trẻ tuổi gọi là Đồng hành, Đạo giả, Đồng thị, Tăng đồng, hoặc gọi là Khu ô sa di, Sa hát(người xướng các thức ăn uống, tương đương với vị sa di Hát thực), Thính khiếu. Cùng loại với Hành giả là những Tịnh nhân(cũng gọi Khổ hạnh), chỉ cho người tại gia chuyên phục vụ chúng tăng.Trong Thiền lâm có khá nhiều chức vị, giống như 2 ban Văn, Võ của triều đình, để cùng nhau gìn giữ pháp mệnh của chùa viện. Nhưng chế độ chức vị này, từ đời Tống về sau, các tông dung hợp, đối với các chùa viện tương đối lớn nói chung đều theo chế độ này, còn các chùa viện nhỏ thì không có được 1 phần nhỏ của chế độ này. [X.chương Đại chúng trong Sắc tuBách trượng thanh qui Q.4; Thiền uyển thanh qui Q.2, 3, 4, 8; Bách trượng thanh qui chứng nghĩa kí Q.6; môn Chức vị trong Thiền lâm tượng khí tiên]. (xt. Phật Giáo Giáo Chế, Tùng Lâm).