thiện đạo lưu

Phật Quang Đại Từ Điển

(善導流) Dòng Thiện đạo. Chỉ cho dòng phái Tịnh độ do ngài Thiện đạo lập ra vào đời Đường, 1 trong 3 dòng phái của Tịnh độ giáo. Y cứ theo chỗ ở của Sơ tổ Đàm loan (476-542), nên cũng gọi là Nhạn môn lưu. Ngài Đàmloantruyền cho ngài Đạo xước (562-645). Ngài Đàm loan học kinh Quán vô lượng thọ từ ngài Bồ đề lưu chi, đồng thời chú thích luận Tịnh độ do ngài Lưu chidịch thành Vãng sinh luận chú 2 quyển; Trong đó, bao gồm cả Thập niệm vãng sinh nói trong Quán kinh lại càng hiển bày rõ giáo nghĩa của ngài Đàm loan. Nhưng vì tông chỉ của Quán kinh rất gần gũi với tông nghĩa tân hưng lúc bấy giờ, cho nên các Đại sư như ngài Tuệ viễn tông Địa luận, ngài Trí khải tông Thiên thai, ngài Cát tạng tông Tam luận…đều dựa vào kiến giải của tông mình mà thừa nhận rằng Quán kinh lấy Quán Phật tam muội làm tông chỉ. Thêm nữa, ngài Chân đế đời Trần dịch luận Nhiếp đại thừa của ngài Vô trước và Luận thích của ngài Thế thân, mở ra tông nhiếp luận, đề xướng Biệt thời ý thú, bài xích Thập niệm vãng sinh của Quán kinh là Phương tiện giáo chỉ có nguyện suông chứ không cóthực hành. Đến đây thì Tịnh độ giáo bỗng khựng lại. Các thuyết như căn cơ tu theo Quán kinh là những hành giả thượng căn, thân độ làỨng hóa thân vàỨng độ…giờ đây chỉ còn nhờ Sơ tổ Đàm loan mà tạm thời lóe ra chút ánh sáng. Về sau, ngài Đạo xước tình cờ đến chùa Huyền trung xem văn bia của ngài Đàm loan mà đi vào pháp mônNiệm Phật và y theo Quán kinh mà soạn bộ An lạc tập, phê bình và bác bỏ các kiến chấp sai lầm; đệ tử của sư là ngài Thiện đạo cũng vì các nhà chưa hiểu nghĩa kinh, xem Quán kinh là lấy quán niệm làm chính, lấy hồi hướng nguyện sinh làm tông chỉ, chứ không phải trực tiếp chỉ dạy hạng phàm phu vãng sinh, cho nên mới soạn Quán kinh tứ thiếp sớ, qui định khuôn phép xưa nay, Tịnh độ giáo nhờ đó được phục hưng. Cho nên, dòng phái này tuy bắt đầu là ngài Đàm loan, rồi ngài Đạo xước kế thừa, nhưng thực ra thì người hoằng dương là ngài Thiện đạo, vì thế gọi là Thiện đạo lưu. Các trứ tác khác của ngài Thiện đạo như Quán niệm pháp môn, Vãng sinh lễ tán, Pháp sự tán, Ban chu tán… đều nhằm mục đích phát huy ý nghĩa sâu xa trong Quán kinh sớ. Ngài Thiện đạo chủ trương Quán kinh đầu tiên nói về yếu môn để dắt dẫn những căn cơ Tịnh độ chưa thuần thục, về sau thì bỏ yếu môn mà hiển bày hoằng nguyện. Tức phán định tông chỉ Quán kinh yếu môn là phương tiện, hoằng nguyện là chân thực, nói rõ Quán kinh tuy lấyquán Phật, niệm Phật làm chính, nhưng mục đích là niệm Phật. Đồng thời, ngài Thiện đạo cho rằng hạnh xưng danh là chính định nghiệp, 1 trong 5 chính hạnh; 4 hạnh còn lại: Đọc tụng, quán sát, lễ bái, tán thán cúng dường thì là trợ nghiệp, tuy giúp thêm cho việc xưng danh nhưng không phải chính nhân của sự vãng sinh. [X. Quán kinh sớ tán thiện nghĩa].