thiên đản phái

Phật Quang Đại Từ Điển

(偏袒派) Pàli: Ekaôsikanikàya. Một chi phái củaPhậtgiáo Thượng tọa bộ ở Miến điện hình thành vào đầu thế kỉ XVIII, do Thượng tọa Cù na tì lăng già la (Pàli:Guịàbhilaĩkàra) ở thôn Đăng na (Tunna) tại Đông Miến điện khởi xướng. Thượng tọa Cù na tì lăng giàlavốn theo học Trưởng lão Diệu pháp hành (Pàli: Saddhammacàra) tại Tích lan, khi trở về Miến điện, y cứ theo sự chỉ dạy của Trưởng lão Diệu pháp hành, Thượng tọa Cù na chủ trương khi ra khỏi chùa hoặc vào làng ấp,chư tăng nên mặc áo để lộ vai bên phải (thiên đản hữu kiên), không cần phải cầm lá đalache đầu, nhưng dùng quạt đa lađể che nắng, người đời gọi tăng đoàn này là Đăng na phái (Pàli:Tunna-guịa). Phái này xem trọng A tì đạt ma (luận), ít nghiên cứu kinh, luật và chú thích. Việc này làm cho các Thượng tọa khác ở trong vùng như Phật đà câu la (Pàli: Buddhaíkura), Chất đa (Pàli:Citta), Tu nan đa (Pàli:Sunanta), Ca da na (Pàli: Kalyàịa)… chê trách.Các vị này chủ trương việc mặc áođể lộ vai phải chỉ được thực hành khi lễ bái trước đức Phật hoặc tăng trưởng để tỏ lòng cung kính, còn ngoài ra phải che kín cả 2 vai, nhất là khi ra khỏi chùa. Từ đó hình thành 2 phái đối lập, tranh luận mãi mà không được giải quyết. Sau, đến đời vua Mạnh vân (Bodawpaya, ở ngôi 1782-1819) cuộc tranh luận về cách mặc áo lại bùng lên một cách sôi động, nhà vua bèn ra lệnh đôi bên tiến hành biện luận. Kết quả, luận điển mà phái Thiên đản y cứ là không đúng, cho nên bị vua cấm chỉ, phái này từ đó dần dầnsuy vong, kết thúc cuộc tranh luận kéo dài 75 năm (1708-1785).